gần chỗ ngồi, chìa ra trước mặt Lâm Khang. Phản xạ tự nhiên vì sợ sệt, anh
nhảy lùi về sau mất mấy bước chân, mặt tái xám như tàu chuối héo khi nhìn
những con vật đầy mầu sắc sặc sỡ bị kết trùm vào nhau bằng một sợi dây
đồng mảnh mai. Anh thở hắt lấp bấp nói :
- Cô bắt loại tắc kè, tắc kè này để làm chi vậy ? Thấy ghê quá Ốc Tiêu ơi.
Vẫn đung đưa xâu dông trước mặt Lâm Khang, cô cười dòn tan:
- Có gì đâu mà ông phải sợ thế.
- Đừng có cầm như thế, nó mà cắn thì dẫu trời gầm cũng chưa nhả đâu. Cô
bắt nó làm gì ?
Ốc tiêu trả lời tỉnh bơ :
- Bắt để ăn chứ làm gì.
- Trời đất ! Cô là con gái mà sao ăn toàn thứ độc địa không vậy, tắc kè mà
cũng không từ.
- Độc quái gì mà độc, đây không phải là tắc kè, đây là con dông, chỉ những
vùng biển miền ngoài mới có thôi. Ông nên biết thịt của nó còn ngon ngọt
hơn cả thịt gà nữa kìa.
Lâm Khang hỏi giọng như chưa tin tưởng lắm :
- Ăn ư ?
- Thì ăn, thịt nó đem nướng với lá lốt, đem xào lăn, hoặc nấu cháo . Đảm
bảo món nào cũng ngon tuyệt.
- Sao tôi nhìn bộ da của nó thấy ớn quá . Ăn làm sao vô.
- Trời ơi, ông thật ngốc, nếu cứ để nguyên vậy mà nấu thì cho vàng tôi
cũng không dám nuốt nữa là.
- Vậy làm sao ?
- À, thì phải chặt đầu, lột da, bỏ ruột chứ.
- Vậy thì nó sẽ thế nào ?
- Thì nó ngủm củ tỏi chứ sao nữa . Không lẽ sau cuộc hành trình thời trung
cổ như vậy mà nó còn sống được.
Hai người bật cười . Lâm Khang nhìn cô, cất giọng thân tình :
- Mấy buổi sáng liền tôi không thấy cô và Cu Đen ra biển dặm ghẹ nữa.
- Vì biển buổi sáng con nước đã thay đổi . Anh không biết đó thôi, nước
ròng làm gì có ghẹ mà đi dặm chứ.