vào.
Hải San buông thõng một câu mà cô biết Kim Thuyền không thể nào hiểu
được :
- Ăn cay như thế này có thấm tháp vào đâu với những thứ cay đắng khác.
Tự hiểu mình nói chỉ riêng mình hay biết, nên Hải San đã ngăn vội tiếng
thở dài chạy ngược về buồng phổi và lảng sang chuyện khác :
- Hôm nay ta lấy đến năm chục bông lận, trừ vốn liếng giấy nơ ra, thì chỉ
cần lời nhẹ hai ngàn đồng một bông, tối nay ta cũng bỏ gọn túi cả trăm
ngàn . Sướng chưa Thuyền ?
Giọng Kim Thuyền ngưỡng mộ :
- Mi giỏi thật đó Hải San, vừa đi học, vừa đi dạy kèm, mà con gởi thêm về
nhà . Còn khuya lắc, khuya lơ mà ta mới theo kịp mi.
Hải San cười cười :
- Người ta chỉ so bì những điều tốt đẹp, hay hạnh phúc, chứ có ai so bì điều
đa đoan cực khổ như mi đâu. Mi làm sao có thể giống ta được, hoàn cảnh
mỗi đứa đâu thể giống nhau. Tuy mi có một gia đình không được sung túc
về kinh tế, nhưng mi được ưu đãi bằng sự đầm ấm bình yên và yêu thương
của cha mẹ . Đó là một thứ hạnh phúc lớn lao mà không phải ai cũng có
được đâu Kim Thuyền.
Hải San không nói nữa, miếng cơm như chực nghẹn và chận ngang cổ
họng, cô thẫn thờ buông đũa, trong sâu xa tâm linh niềm tủi hổ đau xót
đang trỗi dậy, xâu xé tim cộ Hạnh phúc là gì nhỉ ?
Cô chưa một lẫn nếm trải, có chăng thì là cái tuổi thơ mồ côi bất hạnh,
không có lấy một chút vui để hãnh diện với đời . Thế đấy, ông ấy đã tạo ra
hình hài cô, nhưng cũng chính ông ấy lại tàn nhẫn vứt bỏ cô một cách
không thương tiếc, xót xa.
Dừng xe trước ngã tư khi đèn đỏ vừa hiện, Lâm Khang lơ đễnh ngắm nhìn
dòng xe cộ tấp nập xuôi chiều trước mặt . Bất chợt anh chồm người về phía
vô lăng, tay giật phăng chiếc kính đen che khuất nửa khuôn mặt của mình .
Anh đăm đăm nhìn cô gái vừa băng qua ngã tư, bộ đồ jean nhạt màu, lưng
đeo ba lô con cóc, chiếc mũ đội ngược, đang yên vị trên chiếc mi ni Trung
Quốc, cô gái thảnh thơi đạp xe hòa cùng dòng người, xuôi về nhà hát hớn