VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 100

không kịp ngủ, mà tấm lòng tà vọng không thể nào nảy ra được” (Ngô lực
dụng nông sự, bất hoàng thực tẩm, tà vọng chi niệm diệc tự bất khởi

[23]

).


Châm ngôn của ông là:

“Còn sống một ngày thì còn phải một ngày làm việc cho cuộc sống” (Nhất
nhật sinh tồn, đương vi sinh mệnh biện nhất nhật chi sự

[24]

).


Triết học của Nhan không có gì thâm thuý; nhưng ta phải nhận rằng trên
hai ngàn năm, từ thời Mặc Tử, không học giả nào trọng sự cần lao bằng
ông mà cũng không có học thuyết nào ích lợi thiết thực cho quốc dân Trung
Hoa bằng học thuyết hành tức học của ông.

Đái Chấn

ở giữa thế kỷ XVIII, thuộc phái khảo chứng, trọng sự quan sát,

có tư tưởng duy vật, không theo Tống Nho mà cũng không theo Hán Nho,
muốn bỏ hết ý nương tựa vào người trước, điều gì cũng muốn tìm ra sự
thực, cho nên nói: “Ta sở dĩ tìm trong các kinh là sợ lời nói của thánh nhân,
hậu thế còn để mờ tối chăng… nhưng chỗ nào ngờ thì còn để khuyết, như
vậy học kinh mới không hại, mới không mất cái ý “bất tri vi bất tri”.

Ông muốn lập ra một lý thuyết triết học, phản đối sự phân biệt lý và dục
của Trình, Chu, cho rằng lý là nhân tình, lý là gốc của nhân dục.

“Lý là cái tình mà không sai lầm”. “Ở mình và người đều gọi là tình. Tình
mà mờ quá, không bất cập thì là lý” (Lý dã giả, tình chi bất sảng thất dã).
(Tại kỷ dữ nhân, giai vị chi tình. Vô quá tình vô bất cập tình chi vị lý)

[25]

.


Lại nói:

“Lý là ở trong cái dục”. “Phàm việc mà làm, là đều ở lòng dục, không có
lòng dục thì không làm, có lòng dục rồi mới làm” (Lý giả, tồn hồ dục dã).
(Phàm sự vi giai hữu ư dục, vô dục tắc vô vi hỹ, hữu dục nhi hậu hữu vi)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.