VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 98

Ferdinand Verbiest, Mathieu Ricci dịch sách khoa học và triết học Âu Tây
ra chữ Hán. Nhất là Mathieu Ricci đã xướng lên cái thuyết nên tìm nghĩa
sách trong nguyên văn, và một số sĩ phu Trung Hoa đã có khuynh hướng về
việc khảo chứng, cho đời Hán gần đời Xuân Thu, Chiến Quốc nhất, mà lời
chú thích của Hán Nho chắc phải gần đúng hơn của Tống Nho.

Cố Viêm Võ là người đứng đầu trong phái Hán học đó. Ông rất ghét tâm
học của Vương Dương Minh, không công kích hẳn Trình, Chu nhưng
không nhận lý học đời Tống, bảo: “Sao lại phân biệt ra một cái là lý học
được? Kinh học tức là lý học. Từ khi bỏ kinh học mà nói lý học thì tà
thuyết nổi lên, mà cái người ta gọi là lý học hoá ra thiền học”.

Ông trọng chứng cứ, không nói mò, hễ đưa ra một thuyết gì là dẫn chứng
đầy đủ, rành rẽ. Mà ông chỉ đưa ra những thuyết từ trước chưa ai nói tới,
không muốn bắt chước người xưa.

Ông lại đề cao thực dụng, đại ý bảo: “Khổng Tử san định sáu kinh là muốn
cứu sự lầm than cho dân. Nói phiếm không bằng đừng nói mà làm”.

Tóm lại Cố Viêm Võ chỉ là một nhà khảo cứu, một sử gia, chứ không phải
là một triết gia, nhưng đã làm thủ lãnh một học phái có ảnh hưởng lớn ở
đương thời, nên không thể không nhắc tới ông được.

Nhan Nguyên

– Sinh sau ba nhà trên khoảng hai chục năm, phản đối lý học

của Trình, Chu, tâm học của Lục, Vương, bảo: “Từ lúc đi du lịch phương
Nam, thấy người nào cũng theo Thiền học, nhà nào cũng theo lối hư văn,
thật là đối địch với Khổng môn… Ta nhất định cho Khổng, Mạnh và Trình,
Chu là hai đường, mà không muốn làm kẻ hương nguyện trong đạo thống”.

Lại nói:

“Những môn lý học, tâm học chỉ là nói suông trên bàn sách thì chẳng ích gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.