Hán chỉ có hại cho dân. Ông vua nào cũng nghĩ đến tư lợi, ly tán con trai
con gái của thiên hạ, cướp giật sản nghiệp của thiên hạ để làm của riêng rồi
truyền lại cho con cháu, giá từ trước không có vua thì người nào người nấy
sẽ được tự tư, tự lợi mà khỏi phải khổ sở (Thiên hạ chi đại hại giả, quân
nhi dĩ hĩ: hướng sử vô quân, nhân các đắc tự tư dã, nhân các đắc tự lợi dã
Ông muốn trở lại chế độ trước đời Tam đại (Hạ, Thương, Chu), vì ông tin
rằng thời đó có hiến pháp (Tam đại dĩ thượng hữu pháp), từ đời Chu hiến
pháp mới bị bãi bỏ.
Ông lại nói:
“Học giả thường bảo: chỉ có người làm nước thành ra trị, chứ không pháp
luật nào làm cho nước thành ra trị; tôi thì cho rằng: tất phải có hiến pháp
làm cho nước được trị, rồi sau mới có người làm cho nước được trị”. (Luận
giả vị hữu trị nhân, vô trị pháp; ngô dĩ vi hữu trị pháp nhi hậu hữu trị nhân
Như vậy là ông chủ trương pháp trị
, chứ không phải nhân trị, mở
đường cho phong trào duy tân cuối đời Thanh; mà chế độ quân chủ chuyên
chế sau non hai ngàn năm đã tỏ ra hữu bại, bất lực, tàn nhẫn (nhất là những
khi nó do ngoại nhân: Nguyên, Mãn thi hành), lần này đã bị một nhà Nho
công kích.
Vậy tuy họ Hoàng ở trường phái tâm học mà không chỉ bàn riêng về những
điều huyền vi nữa, đã nghĩ đến việc cứu đời, việc chính trị. Đó là do hoàn
cảnh: ông làm sao quên được cái thù nước (và thù nhà nữa: thân phụ ông bị
Hán gian vu hãm, phải chết trong ngục), muốn diệt Thanh nhưng thất bại
mới nhẫn nhục ở ẩn dạy học và viết sách.
Đồng thời với ông, có
Vương Phu Chi
cũng theo Đạo học, nhưng phản đối