VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 94

lực vào mồi, hễ thấy phát động một ý nghĩ bất thiện nào là diệt nó liền.
Phép luyện tâm đó thật là nghiêm cẩn, không ai hơn ông được.

Duy tâm luận tới Vương Dương Minh là đại thành. Ông mất đi rồi, môn đệ
chia làm nhiều học phái, nhưng không phát huy thêm được gì hơn .

THANH - ĐẠO HỌC SUY TÀN, NHO VẪN GIỮ ĐỊA VỊ CŨ,
NHƯNG THIÊN VỀ THỰC DỤNG, KHẢO CỨU, RỒI CANH TÂN
CHO HỢP THỜI


Nhờ tinh thần phản động lại Phật mà Nho học phát triển liên tiếp suốt bảy
thế kỷ, từ đầu Tống cho tới cuối Minh. Nói là Nho chứ sự thực là Nho pha
Lão và Phật; mới đầu Lý học chịu ảnh hưởng rất đậm cũng Lão, rồi sau
cùng Tâm học chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật. Nhờ sự dung hoà ba đạo
đó mà Đạo học đạt được một mức cao siêu; nhưng cũng vì cao siêu mà chỉ
hạng học giả mới theo nổi, còn triều đình trọng khoa cử, vẫn dùng lối học
từ chương: người ta không học thuộc chú thích của Hán Nho mà lại học
thuộc chú thích của Chu Hi thành thử bọn quan lại tuyển bằng khoa cử vẫn
hủ bại, mà nước cũng vẫn suy.

Tống và Minh Nho muốn tìm cái ý nghĩa tinh vi về đạo lý, họ đã thành
công; nhưng trong sáu bảy thế kỷ, chỉ bàn đi bàn lại hoài về thái cực, thái
hư, đạo lý, tính, tình, tâm, dục thì sự phát minh dù sâu sắc tới mấy cũng
không thể gọi là phong phú được.

Trong khi đó dân tộc mỗi ngày mỗi yếu, bị các rợ uy hiếp, hết rợ Liêu, rợ
Kim, rợ Nguyên, rồi đến rợ Mãn Châu. Và cuối Minh, họ mất chủ quyền
luôn non ba thế kỷ (1616-1911). Chúng tôi không bảo rằng các ông họ
Thiệu, họ Trương, họ Trình, họ Chu, họ Lục, họ Vương riêng chịu trách
nhiệm về sự suy vi của dân tộc Trung Hoa. Chúng tôi chỉ đưa ra những sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.