VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 93

Tóm lại học thuyết của ông gom cả trong bốn câu này:

----

Vô thiện vô ác thị tâm chi thể

----

Hữu thiện hữu ác thị ý chi động

----

Tri thiện tri ác thị lương tri

----

Vi thiện khứ ác, thị cách vật.

[18]

----

(Không thiện không ác là cái thể của tâm

----

Có thiện có ác là ý phát động

----

Biết thiện biết ác là lương tri

----

Làm thiện bỏ ác là cách vật)


2. Tri hành hợp nhất – Ta nên nhớ rằng ông đứng về phương diện tâm học
mà hiểu chữ hành.

Ông bảo: “Tri là chủ ý của hành (cái ý định làm một công việc gì), hành là
công phu của tri (công việc thực hiện ý định đó). Tri là bước đầu của hành,
hành là sự thành tựu của tri. (Tri thị hành đích chủ ý, hành thị tri đích công
phu. Tri thị hành chi thuỷ, hành thị tri chi thành

[19]

). Thí dụ mắt ta thấy

sắc đẹp là thuộc về phần tri, bụng ta thích sắc đẹp là thuộc về phần hành.
Ngay lúc ta trông thấy sắc đẹp là ta đã thích rồi, không phải sau khi trông
thấy ta mới lập tâm để thích. Lại thí dụ ta biết đau, là tự ta đã thấy đau rồi
mới biết là đau. Biết lạnh cũng vậy, biết đói cũng vậy. Thế thì làm sao chia
tri, hành ra được làm hai được?

Ông nhận thấy nhiều khi một ý nghĩ phát động ở trong tâm, tuy nó bất thiện
đấy, nhưng cứ tưởng mình chẳng thi hành ý đó, thì chẳng hề gì, nên vẫn
nuôi cái ý xấu mà lòng không được sáng suốt; vì vậy ông lập ra thuyết tri
hành hợp nhất
để răn đời phải từ bỏ ý nghĩ bất thiện ngay từ khi nó mới
nảy nở ở trong lòng, dù không đem nó ra thực hành cũng vậy.

Và ông cũng bảo người học đạo phải như con mèo rình chuột, để hết tâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.