VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 97

Vương Dương Minh mà đề cao Trương Tái. Vương bảo: “Cái học của phái
Diêu Giang – tức phái Vương Dương Minh – góp nhặt những điều gần
giống như của thánh nhân (tức Khổng, Mạnh), trích ra từng câu, từng chữ,
để làm ra quan trọng, huyền diệu, lẫn vào Thiền tôn, lại càng không kiêng
nễ gì ai cả nữa”. Lời phê bình của ông hơi gắt nhưng đúng: Vương Dương
Minh quả đã gần đạo Phật hơn đạo Nho.

Ông phát huy cái thuyết “duy khí” của Trương Tái, cho rằng đạo gốc ở khí
(chữ khí này có ý vật chất), và triết học của ông có tính chất duy vật. Ông
bác cái thuyết vô và tĩnh của Lão, Phật; dạy người ta phải chú trọng vào
nhân vi, vào động.

Trong sách Trương Tử chính mộng chú, ông viết: Thiên lý ở trong nhân
dục; không có nhân dục thì thiên lý ở đâu mà phát ra”; như vậy là lật ngược
lại cả các phái Trình, Chu, Lục, Vương.

Về chính trị, ông không trọng cổ, vì pháp chế phải tuỳ thời mà thay đổi,
mỗi thời đại có một hoàn cảnh riêng, phải tự tạo ra pháp chế. Ông lại đề
cao tư tưởng dân tộc, muốn đuổi Mãn Thanh ra khỏi nước, để giữa trọn vẹn
cương thổ cùng văn hóa cho Trung Quốc.

Những tư tưởng đó đã ảnh hưởng lớn các học giả đời sau: Đái Chấn và
Đàm Tự Đồng đều coi ông như thầy.

Người đầu tiên ở đời Thanh thoát ly hẳn với Tống Nho là

Cố Viêm Võ

.

Tuổi ông xuýt xoát với tuổi Hoàng Tôn Hi và Vương Phu Chi, mà tư tưởng
khác hẳn. Ông giúp nhà Minh, thất bại, nhất định không ra làm quan với
Thanh, đi du lãm khắp nơi ở phía Bắc và phía Tây nước Tàu, tìm những di
tích đời xưa để khảo cứu, rất trọng tinh thần khoa học.

Có lẽ ông đã chịu ảnh hưởng ít nhiều của tư tưởng Âu Tây vì cuối đời
Minh, đầu đời Thanh, đã có nhiều giáo sĩ phương Tây như Adam Schall,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.