VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 104


Thuyết đại đồng của Khang Hữu Vi đã bỏ xa thuyết trong Lễ vận. Nó pha
lẫn Khổng, Phật và Tây học. Người đương thời gọi mỉa ông là “Khang
thánh nhân”, ta phải nhận rằng tư tưởng của ông khác người, tư cách của
ông đáng trọng, mà công lao của ông đối với dân tộc Trung Hoa đáng kể,
ông là người mở đường cho cuộc cách mạng Tân Hợi.

Trong nhóm của Khang, có

Lương Khải Siêu

Đàm Tự Đồng

là đa tài

hơn cả. Lương là một nhà báo hơn là một học giả; Đàm mới đáng là một
triết gia có nhiều tư tưởng lạ và kịch liệt. Khi vụ biến chính đời Quang Tự
thất bại, Khang, Lương lo cách thoát thân; riêng Đàm không chịu trốn,
quyết chí tuẫn nghĩa vì ông nghĩ cách mạng phải đổ máu mới thành công,
và ông nguyện đem máu của mình tưới cho cách mạng.

Ông soạn cuốn Nhân học để phát huy thêm thuyết đại đồng của Khang.
Ông được nghe khoa học Âu Tây nói về chất éther

[29]

, mà ông dịch là “dĩ

thái”, ông cho nó là nguồn gốc của vạn vật, là “nguyên chất của nguyên
chất”, là chất làm cho vạn vật có thể tụ họp thành đoàn thể, làm cho vật này
có thể thông với các vật khác; vậy công dụng của nó như đức nhân của
Khổng Tử.

Chất éther bất sinh bất diệt, không tăng không tổn, cho nên vũ trụ chỉ biến
hoá chứ không tiêu diệt, biến hoá thì mỗi ngày một mới; mà loài người
cũng phải biến hoá, chính trị cũng phải biến hoá. Đó là lý thuyết cơ sở cho
chủ trương biến pháp của ông.

Ông rất trọng dân, khinh vua, bảo quân quyền sở dĩ khuếch trương là do
một tập quán hủ lậu trong lịch sử, do một bọn nho tiểu nhân, gian tà, a dua
với vua để mượn hơi hùm. Ông phục Hoàng Tôn Nghi và ghét Tuân Tử vì
Tuân đề cao quân quyền.

Trong ngữ luận, ông chỉ muốn giữ đạo bằng hữu, vì có tính bình đẳng; còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.