VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 111

hẳn hết triết học Ấn Độ và Âu Tây:

- Có tính cách thực tiễn.
- Chú trọng vào sự liên quan giữa Trời và người.
- Trọng sự trực giác (hoặc đốn ngộ) hơn sự luận chứng.

Chúng tôi sẽ xét từng điểm một.

1. Triết gia Trung Hoa xét chung rất có tinh thần thực tế. Đọc phần thứ nhất
này, chắc độc giả đã nhận thấy rằng họ ít bàn đến vũ trụ, càng ít bàn hơn
nữa tới tri thức, mà chú trọng đến nhân sinh và chính trị.

Vì vậy trong những phần sau, khi phân tích từng vấn đề một, chúng tôi
cũng cho hai phần nhân sinh và chính trị lấn hẳn hai phần vũ trụ và tri thức.

Hơn nữa về vũ trụ, tuy thời nào cũng có triết gia nghiên cứu, nhưng cứu
cánh vẫn chỉ là để tìm ra một lối sinh hoạt phù hợp với thiên nhiên. Vậy thì
vũ trụ luận cơ hồ chỉ như tiền đề của nhân sinh luận.

Còn về tri thức, quan niệm của Nho, Mặc khác với quan niệm của Lão,
Trang. Phái dưới đặt nhẹ vấn đề tri thức, và coi cái tri thức hiểu theo nghĩa
thông thường là có hại; hai phái trên thì trọng tri thức; nhưng trừ nhóm Biệt
Mặc ra, rất ít nhà bàn đến tri thức vì tri thức, mà cũng chỉ coi tri thức là một
điều kiện để tu thân thôi. Người Trung Hoa coi sự lập đức quý hơn sự lập
công, sự lập công lại quý hơn sự lập ngôn. Họ tôn sùng những ông thánh
gây được nhiều công đức cho dân, chứ không khen những hạng biết nhiều,
học rộng mà không làm được việc gì.

Về luân lý, trái lại họ bàn đi, bàn lại hoài. Khổng, Lão, Mặc đều đề cao
những đức riêng; Khổng thì đề cao nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng, Mặc thì đề
cao kiêm ái, cần, kiệm, phục tòng người trên, Lão thì đề cao khiêm tốn, tri
túc. Ngay trong thời Huyền học thịnh hành (Lục triều) nền luân lý của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.