VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 22

-----

Niệm ngã độc hề, ưu tâm ân ân .

[8]

-----------------------------------

Thiên TIỂU NGÃ


(Nghĩ cảnh cô đơn của ta, lo lắng ngùi ngùi).

Càng về cuối đời Chiến Quốc, tình cảnh càng bi đát: nước Vệ bắt lính tới 1
phần 5 dân số, nước Tấn bắt ông già 73 tuổi ra tòng quân, nước Tề thu thuế
của dân tới 2 phần 3 hoa lợi, ruộng đất bỏ hoang, có kẻ đói quá, phải đổi
con cho nhau mà ăn thịt (dịch tử nhi thực)!

Tuy nhiên, nếu chỉ xét cảnh loạn lạc thời đó thì chưa đủ giải thích được sự
bột phá của triết học Trung Hoa được; đời sau cũng có những thời loạn kéo
dài hằng trăm năm, chẳng hạn thời Tam quốc, thời Lục triều, cuối đời
Tống… mà không lưu lại được một cuộc cách mạng nào lớn lao trong triết
học. Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là sự biến chuyển trong tương quan
xã hội với những biến chuyển về các phương diện chính trị, kinh tế, văn
hóa…

Cái thế ở đầu đời Chu (trong nước có cả ngàn chư hầu) chỉ vững được khi
nhà Chu còn mạnh. Lúc nhà Chu đã yếu

[9]

, sợ các rợ ở phương Tây mà

dời đô qua phương Đông thì các chư hầu không kính nể thiên tử nữa, tất
tranh giành nhau mà gây loạn, có nước mạnh lên, có nước suy đi. Thế là có
một bọn quý tộc mất địa vị. Muốn phục hồi địa vị, họ phải dùng những
người tài giỏi về chính trị hoặc quân sự, kinh tế, trong mọi giai cấp, nghĩa
là trong gia cấp bình dân. Nhờ vậy mà bọn này thoát ly được địa vị nô lệ và
lên địa vị sĩ phu. Đời Xuân Thu, ta thấy có Ninh Thích chăn trâu mà làm
quan, Bách Lý Hề vốn là nô lệ mà được cử làm quan nước Tấn; còn hạng
quý tộc như họ Nguyên, Hồ, Khánh, Bá… bị giáng làm nô lệ (Tả truyện);
Khổng Tử vốn là dòng dõi quý tộc ở Tống mà nghèo, phải làm một chức lại
coi kho lúa.

Lại thêm kinh tế mở mang cũng là một nguyên nhân thúc đẩy sự biến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.