hoá quần chúng. Đời sau, Mặc Tử, một triết gia trong giai cấp bình dân,
tiếp tục công việc đó mà sự giảng học phát triển rất mạnh. Sách vở không
còn là những bảo vật chỉ riêng bọn quí tộc mới có. Thiên Quí nghĩa trong
Mặc Tử chép rằng: “Mặc Tử đi về phương Nam, chở theo rất nhiều sách”
(Mặc Tử nam du, tái thư thậm đa).
Sau cùng, tâm lý chung của con người, khi dân nước nhỏ mà chịu nhiều
gánh nặng thì chỉ mong làm dân một nước thống nhất hoặc một nước lớn.
Tóm lại về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thời Xuân Thu,
Chiến Quốc là thời biến chuyển lớn, thế tất phải đi tới sự thống nhất, nên
phong trào lập thuyết để cứu thế mới phát triển bồng bột như dưới đây ta sẽ
thấy .
Chú thích:
何草不玄? 何人不矜? 哀我征夫,獨爲匪民.
[Vvn dịch nghĩa:
“Cây cỏ nào mà không sạm đen đỏ?
Người nào chẳng không (góa) vợ?
Thương thay cho phận (chúng) ta làm kẻ chinh phu!
Riêng mình chẳng là người sao?”
Theo bác Vvn thì: “Chữ
矜 : Thiều Chửu phiên âm căng, Khang-y phiên
thiết cận, Chu Hy phiên âm quan giải thích là người không có vợ. Tuy
nhiên chữ
鰥 quan này mới là người không có vợ”. (Goldfish)].
苕之華, 其葉青青, 知我如此, 不如無生.
[Có người dịch là: “Cây thiều lá trổ xanh xanh, Biết thân ta thế đừng sanh
ra đời”.
人有土田, 女反有之, 人有民人, 女覆奪之.