Ông muốn thuyết phục các chư hầu theo văn hóa của Chu. Ông bảo: “Như
có người dùng ta, thì ta sẽ làm cho Đông Chu thịnh lên chăng?” (Như hữu
dụng ngã giả, ngô kỳ vi Đông Chu hồ?
– Dương Hoá). Có lần ông than
thở: “Đã lâu quá ta không lại nằm mộng thấy Chu Công”. (Cửu hĩ ngô bất
phục mộng kiến Chu Công.
Tôn Chu là trọng chế độ tôn ti thời phong kiến, là mong quyền hành lại
được tập trung như trước, cho xã hội có trật tự, khỏi loạn lạc.
Tuy nhiên, ông không hoàn toàn thủ cựu mà có nhiều tư tưởng canh tân.
Ông tự bảo là “thuật nhi bất tác”. Chữ thuật đó không có nghĩa là truyền
cổ, theo cổ, mà có nghĩa là tiếp tục phát triển cái cổ để cải tiến nó, hoàn
thiện nó. Hai chữ bất tác có nghĩa là không lập ra một học thuyết nào hoàn
toàn mới. Cứ xét đoạn này trong Vi chính thì rõ: “Tử Trương vấn: “Thập
thế khả tri dã?” Tử viết: “Ân nhân ư Hạ lễ, sở tổn ích khả tri dã. Chu nhân
ư Ân lễ, sở tổn ích khả tri dã. Kỳ hoặc kế Chu giả, tuy bách thế khả tri dã”
. (Tử Trương hỏi: “Có thể biết được việc làm của các nhà vua trong
mười triều đại sắp tới chăng?” Khổng Tử đáp: Nhà Ân nối nhà Hạ, nhân
theo lễ nhà Hạ mà thêm bớt; những chỗ thêm bớt ấy ta có thể coi trong sử
mà biết. Nhà Chu nối nhà Ân, nhân theo lễ nhà Ân mà thêm bớt; những chỗ
thêm bớt ấy ta có thể coi trong sử mà biết. Sau này có triều đại nào nối tiếp
nhà Chu, cũng nhân theo lễ nhà Chu, nhưng sẽ có thêm bớt. Xét theo đó,
dầu trăm đời về sau ta cũng biết trước được”.
Đó, ông “tòng Chu” như vậy, “tổ thuật Nghiêu Thuấn” như vậy.
Xét qua những điểm chính trong triết học của ông, ta càng thấy rõ ông đã
phát huy được nhiều điều mới.
Ông ít bàn về vũ trụ. Ông không phủ nhận Trời, cho rằng Trời có ý chí
nhưng hình như không tin rằng Trời rất có thế lực, nên không giảng đến
thiên đạo. Khi Nhan Hồi mất, ông than khóc: “Ôi! Trời hại ta! Trời hại ta!