(Y! Thiên táng dư! Thiên táng dư!
– Tiên tiến).
Khi ông ốm nặng. Tử Lộ khiến đệ tử của ông làm gia thần
hộ tang khi
ông mất, làm như ông còn tại chức. Lúc bệnh thuyên giảm, ông trách Tử
Lộ: “(…) Ta không có gia thần, mà làm ta có gia thần. Như vậy là dối ai?
Ta dối Trời sao?” (Vô thần nhi vi hữu thần, ngô thuỳ khi? Khi thiên hồ?
– Tư Hãn).
Lần khác ông bảo: “Trời có nói gì đâu?” (Thiên hà ngôn tai?).
Về điểm thừa nhận quan niệm Trời như người trước này, ông tỏ ra có tinh
thần thủ cựu.
Nhưng đối với quỷ thần thì ông rõ ràng có vẻ hoài nghi, khuyên người ta
kính quỷ thần mà xa ra (kính quỷ thần nhi viễn chi); và ông ít nói đến
những việc bói toán, mộng mị, hình như muốn tránh những điều dị đoan.
Mà ông cũng không lập ra một thuyết để giảng về vũ trụ.
Về tri thức luận, ông cống hiến cũng ít. Ông rất trọng tri thức, rất trọng sự
học vấn, suốt đời học hỏi, học cả những người kém mình, cho trí là một
đức lớn giúp những đức khác như nhân, dũng, tín, được hoàn toàn hợp lẽ,
lại mở trường dạy hàng ngàn môn đệ về lục nghệ
; nhưng không hề xét
về bản thể của tri thức, và ít bàn về phương pháp luận, mặc dù lác đác năm
sáu nơi, ông chỉ sơ cho ta những cách đi tới chân tri, chẳng hạn khi ông
khuyên ta phải nghe cho nhiều, trông cho nhiều, rồi tổng quan về một mối
(bác học vu văn – nhất dĩ quán chi); lại phải suy nghĩ, không ức đoán,
không võ đoán, không cố chấp, không chủ quan… (vô ý, vô tất, vô cố, vô
ngã)… Ông có đưa ra vấn đề chính danh. Một vài học giả cho rằng trong
kinh Xuân Thu, ông ngầm chủ trương phải chính danh trong phạm vi ngữ
pháp, chẳng hạn ông viết: “Vẫn thạch ư Tống ngũ; (…) lục nghích thoái
phi”
là có ý tứ lắm, mới đầu người ta trông thấy trên trời rớt xuống
một cái gì, nhìn ra mới biết là cục đá, đếm rồi mới biết là năm cục, cho nên