nước Tống có kẻ ôm cây mà chờ thỏ.
Ông con nhà bình dân, không có cảm tình với bọn quí tộc và không tán
thành chế độ quí tộc của nhà Chu; rất có nhiệt tâm, có tài biện luận, cực
đoan cứu thế, không thủ cựu, ôn hoà như Khổng Tử. Nhiều triết gia thời
sau bài xích thuyết của ông nhưng đều phải nhận rằng ông hết lòng với xã
hội, “mòn trán lỏng gót” lo cho thiên hạ (Mạnh Tử), “thực là một người tốt
ở gầm trời, muốn tìm cũng không thấy được” (Trang tử). Đời Tiên Tần mà
cả những đời sau nữa, quả không có được người thứ hai như ông.
Về vũ trụ quan, ông không phát minh được gì, ông rất tin Trời, tin quỷ thần
(có lẽ cũng do ảnh hưởng của Tống), với ông Trời là đấng chúa tể, quản
lãnh mọi việc trên thế gian, ai thuận ý Trời thì được thưởng, trái ý Trời thì
bị phạt, mà muốn thuận ý Trời thì phải yêu khắp mọi người vì Trời muốn
cho loài người được sung sướng. Quỷ thần, theo Mặc Tử, cũng sáng suốt và
có lòng nhân, nên người phải thờ Trời và thờ cả quỷ thần nữa.
Ông muốn dựng một tôn giáo trên tín ngưỡng đó, nhưng không đặt ra
những lễ nghi như các tôn giáo khác (Ki-tô giáo, Hồi giáo chẳng hạn).
Không rõ ông cùng môn đệ có tụng kinh không, chỉ biết chắc rằng ông
không hề khấn vái để cầu phúc cho mình. Có lần ông ốm, một người hỏi
ông: “Ông cho rằng quỷ thần sáng suốt, thưởng kẻ thiện, phạt kẻ ác; thế thì
thánh thần như ông mà sao lại ốm? Hay là ông đã làm điều ác? Hay quỷ
thần không sáng suốt?” Ông đáp rằng: “Ốm do nhiều lẽ, do thời tiết, do lao
khổ…, quỷ thần mà liên quan gì đến việc đó”.
Về sau, Mặc gia được tổ chức thành đoàn thể rất chặt chẽ. Người có tài đức
được cử làm “cự tử” (tức như thủ lãnh) và các người trong đoàn thể hễ làm
quan, có lộc, phải nộp cự tử một phần để chi dùng cho đoàn thể; bất kể lớn
nhỏ phải tuân lời cự tử, dù chết cũng không dám cãi. Một lần ở Dương
Thành, tám mươi ba đệ tử cùng chết với cự tử tên là Mạnh Thắng; lần khác,
người con trai của một cự tử là Phúc Thôn giết người, Tần Huệ Vương