VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 35

---

DƯƠNG TỬ - LÃO TỬ


Đồng thời với Khổng Tử, có một số ẩn giả, thấy xã hội loạn ly quá, không
thể cứu được nữa, sinh ra bi quan, chỉ muốn “độc thiện kỳ thân” (giữ cho
riêng thân mình được trong sạch), không tham dự việc đời. Kẻ thì phê bình
Khổng Tử là “biết rằng không thể làm được mà cứ làm” (Tri kỳ bất khả nhi
vi vi chi

[16]

Luận ngữ, Hiếu vấn); kẻ thì khuyên rằng “Ùa ùa như nước

chảy một chiều, thiên hạ đều như thế cả, ai mà theo mình để sửa đổi việc
loạn ra trị” (Thao thao giả, thiên hạ giai thị dã, nhi thuỳ dĩ dịch chi

[17]

Luận ngữ, Vi tử).

Khi Mặc Tử gần mất, trong nhóm ẩn giả đến sau có một người xuất sắc lập
được một thuyết để phản đối thuyết hữu vi của Khổng Tử và của Mặc Tử.
Triết gia đó là Dương Tử (-440 -380). Ông không viết sách, môn đệ ông,
nếu có, cũng không chép lời dạy bảo của ông, nên học thuyết của ông chỉ
còn thấy rải rác ít trang trong tác phẩm của các triết gia khác. Đại ý Dương
Tử đã chủ trương khinh vật quý thân – chữ vật ở đây chỉ tất cả những cái gì
ngoài cái thân của mình, nghĩa là cả vạn vật lẫn người khác, cả vũ trụ và xã
hội. Chỉ mất một cái lông chân của ông mà làm lợi cho thiên hạ, hoặc được
cả thiên hạ, ông cũng không chịu. Thực trái hẳn với Mặc Tử, người “mòn
trán lỏng gót” vì thiên hạ.

Cơ hồ ông rất vị kỷ, (vị kỷ không đồng nghĩa với ích kỷ) nhưng ông cho
rằng có vậy mới cứu đời được; nếu người nào cũng chỉ nghĩ tới mình thôi,
khinh thường mọi vật, mọi người, thì làm gì còn có sự tranh giành nhau
nữa, làm gì còn loạn nữa. Cá nhân chủ nghĩa đó rất thịnh hành ở đương
thời, ngang với Khổng giáo và Mặc giáo; và mở đường cho Lão giáo.

----

LÃO TỬ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.