khiến cho người ta điếc tai, năm vị khiến cho người ta mất cảm giác của
miệng”.
Nhưng ông rất trọng sự quan sát thiên nhiên, thấy được luật mâu thuẫn bề
ngoài của vạn vật (cái nặng là gốc của cái nhẹ, cái yên tĩnh là chủ của cái
xáo động, cái quý lấy cái tiện làm gốc; cái gì thực đầy thì giống như trống
không, con người thật khéo thì giống như vụng…) và luật phản phục trong
vũ trụ (vật gì phát đến cực điểm thì phản lại, hễ tăng rồi thì phải tổn: trăng
tròn rồi khuyết, hết Đông sang Xuân…).
Do đó ông sáng lập một nhân sinh quan đặc biệt, trọng “tổn”. Tổn là đừng
mong sự phát đạt đạt đến cực điểm, hễ hơi quá thì phải rút đi ngay. Tĩnh là
vô vi, cứ theo tự nhiên, đừng ra tay tạo nên thời thế, chuyển cơ trời làm gì
vô ích.
Ông khuyên người ta khiêm tốn, nhún nhường, nhu nhược như nước.
“Nước làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, ở chỗ mà mọi người
không thích (tức chỗ thấp” cho nên gần được như Đạo. (Thuỷ thiện lợi vạn
vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư đạo
). “Trong thiên
hạ không có gì nhu nhược như nước, nhưng dùng để công phá cái chắc
mạnh thì không gì hơn được nó”. (Thiên hạ mạc nhu nhược ư thuỷ, nhi
công kiên cường giả, mạc chi năng thắng
).
Về chính trị, ông cũng chủ trương vô vi, chống Khổng và Mặc. Theo ông,
càng hữu vi, tức càng can thiệp vào việc dân bao nhiêu thì càng hại bấy
nhiêu. Cho nên bỏ người hiền, bỏ vật quí, không làm gì cả.
“Không chuộng người hiền cho dân khỏi sinh tranh giành, không quí những
vật khó được cho dân khỏi làm kẻ trộm. Không thấy cái gì đáng ham, cho
lòng dân khỏi loạn…”. Bỏ cả trí, bỏ cả nhân, nghĩa, cứ theo luật tự nhiên
mà thành động, làm sao cho dân no bụng, ấm thân là đủ rồi: “Rỗng con tâm
(nghĩa là không tham dục), no cái bụng, yếu cái chí (nghĩa là không tranh