VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 38

đoạt), mạnh cái xương, thường khiến cho dân không tri thức, không ham
muốn”. (Thánh nhân chi trị, hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí, cường
kỳ cốt; thường sử dân vô tri vô dục

[26]

).


Ông rất ghét chiến tranh: “Duy binh giả, bất tường chi khí”

[27]

(Binh đao

là đồ chẳng lành); nếu bị tấn công thì nhường nhịn đi; “Nước lớn mà hạ
mình trước nước nhỏ thì được nước nhỏ thần phục; nước nhỏ mà hạ mình
trước nước lớn lớn thì tất được nước lớn che chở” (Đại quốc dĩ hạ tiểu
quốc tắc thủ tiểu quốc; tiểu quốc dĩ hạ đại quốc tắc thủ đại quốc
)

[28]

.


Quốc gia lý tưởng của ông là một nước nhỏ, dân chúng chất phác, có xe
thuyền, gươm giáo mà không dùng, ai ở yên nhà người nấy, đủ ăn đủ mặc.
Đại văn minh mà giống như man dã là thế.

Vậy thuyết vô vi của ông hơi khác thuyết vị kỷ cũng Dương Tử, ông lại
khác Dương ở chỗ không “quí sinh”, coi đời sống chỉ làm một sự tự nhiên;
cứ bình tĩnh, vô ưu, vô dục, chẳng cầu lợi cho mình; ông không hề chịu ảnh
hưởng của Dương, tự dựng riêng một môn phái.

Tới đây ta đã biết chủ trương của ba nhà sáng lập ra triết học Trung Quốc:
Khổng, Mặc, Lão (ảnh hưởng của Dương sau này không đáng kể); và
chúng ta bước từ thời kỳ bình minh qua thời kỳ trăm hoa đua nở đời Tiên
Tần. Thật ra hai thời kỳ đó liên tiếp nhau, không thể lựa một khoảng nào để
cấm ranh được; chúng tôi phân biệt như vậy chỉ cốt để độc giả nhận thấy
điều này là học thuyết của ba nhà đó đâm nhiều bông, và những bông này
tranh hương giành sắc với nhiều bông khác cho tới cuối đời Chiến Quốc .

TRĂM HOA ĐUA NỞ


Sở dĩ có phong trào trăm hoa đua nở đó là nhờ tinh thần tranh biện của các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.