người hiền đức, được Trời giao cho trách nhiệm cứu dân mới được làm
cách mạng – nhưng đã dám gọi bọn bạo chúa là giặc. Ông vẫn giữ thuyết
tôn ti, thuyết bất bình đẳng của Nho gia, nhưng đã phát minh chủ nghĩa
phân lập quyền hành chính và quyền tư pháp, và chủ nghĩa bình đẳng trước
pháp luật, lại có xu hướng tiến tới chế độ lập hiến làm cho chính trị của
Trung Quốc thêm được chút sắc thái dân chủ.
Ông đề cao đức hạnh, coi nó quí hơn tước và bảo nhà cầm quyền trong
nước phải thờ người hiền như thầy. Người hiền phải giữ địa vị lãnh đạo
trong xã hội. Về pháp luật thì mọi người được bình đẳng
nhưng về tài
đức thì có kẻ trên người dưới. Về điểm này, ông trái với Hứa Hành (phái
Nông gia).
Theo Hứa Hành, mọi người trong nước phải cày cấy lấy mà ăn, không ai
được bắt người khác phải nuôi mình, như vậy thì thiên hạ sẽ trị. Mạnh Tử
bác thuyết đó, bảo sinh ra có người trí và hiền, công việc trị dân phải giao
cho hạng đó, mà người trị dân được nuôi, người dân “bị trị” thì phải nuôi
người “trị” mình như vậy là luật tự nhiên.
Ông đả kích thuyết vị ngã của Dương Tử, mắng Dương Tử là không có
vua. Mạnh nhất là lời ông bài xích Mặc Tử. Ông chê Mặc ở hai điểm: chủ
nghĩa kiêm ái của Mặc là không hợp nhân tình, là coi cha mẹ người như
cha mẹ mình, tức là không có cha; và chủ nghĩa công lợi rất tai hại vì làm
cho người trên kẻ dưới ai cũng nghĩ tới lợi riêng mà bỏ nhân nghĩa. (Sự
thực, Mặc Tử không hề khuyên ai nghĩ tới cái lợi riêng của mình mà cực
lực hô hào người ta nghĩ tới cái lợi chung).
Một sự phát minh lớn của ông là bàn đến tính và tâm. Về tính, Khổng Tử
chỉ nói: Tính tương cận, tập tương viễn, nghĩa là tính con người khi mới
sinh gần giống nhau, do tập tành và thói quen mà lần lần khác nhau; còn
Mặc Tử thì cho tính người như tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì hoá xanh,
nhuộm vàng thì hoá vàng, nhuộm màu nào thì biến ra màu đó… cho nên sự