tiêm nhiễm không thể không thận trọng được. (Tử Mặc Tử kiến nhiễm ti giả
thán viết: Nhiễm ư thương tắc thương, nhiễm ư hoàng tắc hoàng. Sở nhập
giả biến, kỳ sắc diệc biến… cố nhiễm bất khả bất thận dã
Tới thời Mạnh Tử thêm nhiều thuyết nữa về tính. Có người nói rằng có tính
thiện, có tính ác; Cáo Tử lại bảo tính không thiện không ác. Mạnh Tử phản
đối tất cả những thuyết đó, chủ trương rằng tính người vốn thiện, vì ai cũng
sẵn có lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi, bốn cái đó là
đầu mối của nhân, của nghĩa, của lễ, của trí; nếu khéo tu dưỡng bốn cái mối
đó thì ai cũng có thể thành thánh hiền được. Muốn vậy phải “tồn tâm”,
nghĩa là giữ cái tâm cho trong sạch, khỏi bị tư dục làm mờ ám. Cái tâm đó
gọi là lương tâm. Có lương tâm thì có lương tri, nghĩa là cái khả năng biết
một cách mẫn tiệp mà đúng đắn.
Thuyết tính thiện, tồn tâm đó sau này gây nhiều cuộc biện luận và ảnh
hưởng rất lớn tới triết học đời Tống và Minh. Câu “Tận kỳ tâm giả tri kỳ
tính, tri kỳ tính tắc tri thiên hĩ”
(Phát huy đến cùng cực cái tâm của
mình thì biết được cái tính của mình, biết cái tính của mình thì biết được
Trời) đã mở một khoảng đất mới cho người sau khai thác.
---
TRANG TỬ
Phái Dương Tử hồi này không có ai xuất sắc. Nhưng phái Lão xuất hiện
một thiên tài, tức Trang Tử.
Trang Tử sinh ở nước Sở, tập đại thành những tư tưởng của Dương, Lão và
Huệ Thi (một người lớn hơn ông độ mươi tuổi, cho rằng vạn vật nhất thể,
trong chỗ giống nhau có chỗ khác nhau, trong chỗ khác nhau có chỗ giống
nhau
, phát minh ra thuyết đại nhất và tiểu nhất, đại nhất là cái vô cùng
lớn không có gì bao nó được, tiểu nhất là cái cực nhỏ, không có gì chứa