) và “Trời thấp như đất, núi phẳng bằng
chằm” (Thiên dữ địa ti, sơn dữ trạch bình
). (Hai câu trên có ý bảo quả
đất tròn; câu thứ ba diễn cái ý tương đối mà cũng có thể cho rằng trái đất
quay nữa, chẳng đâu là trên là dưới, là cao là thấp.
Công Tôn Long thì ai cũng nhận là đại nguỵ biện. Theo sách Trang Tử và
Liệt Tử, học thuyết của biện giả này còn những đoạn dưới đây:
- Trứng có lông,
- Gà ba chân,
- Ngựa có trứng,
- Chó có thể hoá ra dê,
- Lửa không nóng,
- Mắt không thấy,
- Bóng con chim bay không hề động đậy,
- Tên bắn ra có lúc không đi, không dừng,
- Ngựa vàng, trâu đen là ba con,
- Ngựa trắng không phải là ngựa,
- Cái gậy một thước, mỗi ngày lấy đi một nửa, muôn đời không hết.
Chẳng hạn câu “Ngựa trắng không phải là ngựa” (Bạch mã phi mã). Công
Tôn Long giảng: “Chữ ngựa để đặt tên cho cái hình, chữ trắng để đặt tên
cho cái sắc. Nói đến sắc thì không nói đến hình, cho nên nói ngựa trắng thì
không nói đến ngựa”. Đại để lối biện luận của ông là như vậy.
---
PHÁP GIA
Ngoài các triết gia kể trên, còn Thân Bất Hại, Thương Ưởng, Thận Đáo.
Thân và Thương sinh trước Mạnh Tử, Thận sinh sau. Cả ba nhà thật ra
không phải là triết gia mà chỉ là những chính trị gia chuyên môn, chỉ bàn về