theo đường lối của Khổng Tử mà dùng lễ nghĩa để trị dân. Ông phân biệt
vương đạo, bá đạo, vong quốc chi đạo. Vương đạo là chính sách của Khổng
Tử, Mạnh Tử; bá đạo là chính sách của Pháp gia, còn vong quốc chi đạo là
chính sách của bọn cầm quyền phỉnh gạt dân để mưu cái tư lợi nhỏ mọn.
----
HÀN PHI
Hàn Phi là môn đồ của Tuân Tử, sinh sau Tuân Tử khoảng 50 năm. Lúc đó
vào cuối thời Chiến Quốc (khoảng giữa thế kỷ thứ ba trước tây lịch).
Có lẽ Hàn Phi thấy cái thế của Trung Quốc thời đó sắp thống nhất được,
nên ông muốn giúp Tần thực hiện việc đó.
Ông theo thuyết tính ác của Tuân Tử một cách triệt để, bảo rằng không có
gì thân bằng tình cha con, vậy mà có nhiều người cha sinh con trai thì nuôi,
sinh con gái thì giết đi, coi cái lợi của mình nặng hơn tình ruột thịt nữa, như
vậy bẩm sinh con người vốn đại ác. Do đó Hàn Phi không bàn đến nhân
nghĩa mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng pháp luật của
Pháp gia để trị nước.
Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để
nước mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do
về kinh tế thì nhà vua chẳng cần làm vì cả mà nước sẽ trị. Chủ trương “vô
vi nhị trị” đó thực trái hẳn chủ trương vô vi của Lão, Trang; chính nó là
một thứ cực hữu vi.
Tần Thuỷ Hoàng nghe tiếng Hàn Phi, rất kính phục bảo: “Ta mà được
người đó thì chết cũng không buồn”, rồi vời Hàn Phi lại giúp nước, nhưng
chỉ được ít lâu, Hàn bị bạn học là Lý Tư (lúc đó là tướng nước Tần) hãm
hại vì ganh tài. Mặc dầu vậy, cái học của Hàn cũng được thi hành ở Tần và