VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 50

giúp vua Tần hoàn thành được công việc thống nhất Trung Quốc, lập chế
độ quân chủ chuyên chế để thay chế độ phong kiến.

Thế là các học thuyết Khổng, Mặc, Lão đều thất bại trong việc vãn cứu thời
thế; Hàn Phi đã thành công nhờ dùng trọn các thuyết của Pháp gia, và vay
mượn – có khi lật ngược lại – tư tưởng của các phái khác, tư tưởng tôn
quân, chính danh của Khổng, chủ trương tính ác của Tuân, tư tưởng thượng
đồng và công lợi của Mặc, tư tưởng tự do, bình đẳng của Lão, Trang.

DƯ BA CỦA MỘT THỜI ĐẠI – KHOẢNG CUỐI ĐỜI CHIẾN
QUỐC VÀ ĐẦU ĐỜI HÁN


Trong khoảng thời gian này, xuất hiện bốn tác phẩm có giá trị: Trung dung,
Đại học

[45]

, Chu Dịch, Hoài Nam Hồng liệt, ba cuốn trên của Nho gia,

cuốn cuối do bọn tân khách của Lưu An – tức Hoài Nam Vương đời Hán –
chung sức nhau soạn. Bốn tác phẩm đó có thể coi là dư ba của học thuyết
đời Tiên Tần.

----

TRUNG DUNG


Vốn là một thiên trong Lễ ký, tương truyền là của Tử Tư (cháu Khổng Tử)
viết, nhưng ngày nay các học giả cho rằng nếu thực là của Tử Tư thì cũng
có phần viết thêm của người sau, của môn đệ Mạnh Tử, vào thời đầu Tần
hay Hán vì trong sách có câu “Kim thiên hạ xa đồng quỹ, thư đồng văn”
(ngày nay xe trong thiên hạ cùng một kiểu, sách cùng một lối chữ); câu này
chỉ thời Trung Quốc đã thống nhất rồi; hoặc đời Tần hoặc đời Hán.

Phần của Tử Tư có lẽ ở phần giữa sách, phần bàn về đức trung dung, đức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.