VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 52

Dịch viết vào thời tiền bán Chiến Quốc, một phần lớn viết vào đầu đời Hán
vì tư tưởng trong sách dung hoà cả Nho, Lão và Âm dương gia.

Dịch luận về sự biến chuyển của vạn vật trong vũ trụ; cho rằng hết thảy đều
do sự giao cảm của càn khôn mà ra.

Vạn vật luôn luôn biến hoá, mà vẫn có sự bất biến vì theo một trật tự nhất
định (trời cao đất thấp, sang hèn đã định) và theo một luật tuần hoàn, thịnh
cực rồi suy, suy cực rồi lại thịnh.

Về nhân sinh quan, tác giả Chu Dịch chú trọng đức khiêm tốn (giống Lão),
và đức trung hoà (giống Khổng).

----

HOÀI NAM HỒNG LIỆT


Do nhiều người gom góp lời của các triết gia thời trước mà soạn thành, nên
không có một tư tưởng nào làm trọng tâm cả; nhưng cũng cống hiến cho
triết học Trung Quốc ít nhiều về vũ trụ luận: lúc đầu trời đất mờ mờ mịt
mịt, gọi là “thái thuỷ”, thái thuỷ sinh ra “hư khuếch” cũng như hư không,
(khuếch là mưa ngừng, mây tan), hư khuếch sinh ra vũ trụ, vũ trụ sinh ra
nguyên khí, nguyên khí phân ra dương âm, dương trong mà thành trời, âm
trọc mà thành đất, âm dương sinh ra tứ thời, vạn vật; cái nóng của dương
chứa lại thành lửa, cái lạnh của âm chứa lại thành nước…; tinh thần của
người là bẩm thụ của trời, mà hình thể thì bẩm thụ của đất. Trời đất là một
đại vũ trụ, con người là một tiểu vũ trụ. Người với trời đất, vạn vật là một,
vì cùng do một gốc. Thuyết đó đáng gọi là có hệ thống.

*
* *

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.