VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 59

Hùng và Vương Sung.

Đổng Trọng Thư có công đưa Khổng học lên địa vị quốc giáo nhưng
không phát huy được gì cho Khổng học cả.

Ông dung hoà thuyết của Mạnh và Tuân về tính thiện, tính ác, chủ trương
rằng con người khi mới sinh, có phần thiện mà cũng có phần ác; phải đợi
sức người bồi bổ rồi mới toàn thiện được; lần đầu tiên dùng chữ tam cương
để chỉ đạo quân thần, phụ tử, phu phụ. Về chính trị ông chú trọng vào sự
“quân phú bần” nghĩa là theo Khổng Tử, không để cho có kẻ giàu quá, có
kẻ nghèo quá. Ông cũng nhấn mạnh vào điểm “tri” thì phải “hành”.

Nhưng ông sở trường nhất về âm dương, ngũ hành. Ông cho vạn vật nguồn
gốc ở “nguyên” (nghĩa là gốc) mà ra, “nguyên” có trước cả trời đất. Trời
đất với người cùng loại và tương ứng (thiên nhân tương ứng), người có 360
đốt xương, hợp với con số của Trời (số ngày trong một năm), người có bắp
thịt, thân thể đầy đặn tựa như đất; tai mắt thông minh là hình tượng mặt trời
mặt trăng, ngũ tạng là hình tượng của ngũ hành, một năm có bốn mùa thì
người có tứ chi…

Cái gì ông cũng ghép vào âm dương, ngũ hành. Vua là dương, bề tôi là âm;
cha là dương, con là âm, chồng là dương, vợ là âm… Mùa xuân thuộc mộc,
mùa hạ thuộc hoả, mùa thu thuộc kim, mùa đông thuộc thuỷ; những tháng ở
cuối mỗi mùa (tháng 3, 6, 9, 12) thuộc thổ. Phương đông là mộc, phương
tây là kim, phương nam là hoả, phương bắc là thuỷ, trung ương là thổ.

Nhà cầm quyền mà biết những luật đó rồi theo âm dương, ngũ hành trị dân
thì nước sẽ thịnh. Đời Hán có những chức quan coi riêng về âm dương, ngũ
hành để làm cố vấn cho nhà vua; và nếu có tai trời ách nước gì xảy ra mà
không đoán trước được, không tìm cách ngăn ngừa được thì bị cách chức.

Ngoài ra còn một số Nho gia mượn thuyết âm dương, ngũ hành mà chú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.