VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 61

Dương Hùng nổi tiếng hơn cả. Ông mô phỏng kinh DịchĐạo đức kinh
mà viết bộ Thái huyền để diễn cái nghĩa hình nhi thượng học và mô phỏng
Luận ngữ mà soạn bộ Pháp ngôn để diễn phần hình nhị hạ học.

Ông cho huyền là cái căn bản của vũ trụ (cũng như Đổng Trọng Thư gọi là
nguyên), mà người và vũ trụ chung một thể với nhau (thiên địa vạn vật
nhất thể
). Ông bảo: “Huyền là đạo trời, đạo đất, đạo người”. Huyền giống
như Đạo của Lão giáo, tức nguyên lý tối cao của vũ trụ, rồi ông cũng dùng
sự tiêu trưởng của âm dương mà xét việc cát hung.

Bộ Pháp ngôn bàn về đạo lý thiết thực. Về tính người ông cho rằng có cả
phần thiện, phần ác, chứ không thiện hẳn hay ác hẳn (Nhân chi tính dã,
thiện ác hỗn
). Làm điều thiện thì thành người thiện, làm điều ác thì thành
người ác.

Vương Sung trái lại, cho vũ trụ là vô ý chí, vô vi, cứ tự nhiên sinh hoá.
Ông bảo: “Trời với đất hợp khí với nhau mà vạn vật sinh ra, cũng như vợ
chồng hợp khí với nhau mà sinh con. Vạn vật sinh ra, vào loại có huyết thì
biết đói biết rét. Thấy ngũ cốc ăn được thì lấy mà ăn, thấy tơ gai mặc được
thì lấy mà mặc. Kẻ nào bảo trời sinh ra ngũ cốc để nuôi người, sinh ra tơ
gai để cho người có quần áo là không hợp lẽ tự nhiên”. Tư tưởng đó có
phần hợp với tư tưởng của Lão Tử.

Do đó ông không nhận rằng linh hồn bất tử, chính ông đã nói câu “con
người trong vũ trụ cũng như con rận trong quần” mà sau này Nguyễn Tịch
đời Nguỵ đã lập lại, phản đối thuyết tai vị đương thời, phản đối thuyết
“thiên nhân tương ứng” của Đổng Trọng Thư mà có vẻ như chịu ảnh hưởng
của Tuân Tử.

Nhưng ông lại rất tin ở mệnh: Ai có mệnh sang thì cho dù ở chỗ hèn cũng
tự làm nên; ai có mệnh hèn thì dù ở chỗ giàu cũng tự suy đi. Không những
cá nhân mà quốc gia cũng có mệnh: Nước đến lúc suy loạn thì dẫu có thánh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.