Chú thích:
Nhiều sách nói Tần Thuỷ Hoàng đặt ra chế độ quận huyện. Sự thực thì
quận huyện đã có từ đời Đông Chu: thời đó mỗi nước có nhiều ấp, mà ấp
nào của nhà vua thì gọi là huyện, để phân biệt với những ấp của bọn đại
phu. Theo một số học giả hiện nay, tới đời Hán chế độ nô lệ mới chuyển
qua chế độ phong kiến, nhưng ý kiến phần đông cho rằng chế độ phong
kiến đã có từ đời Chu. Vấn đề chưa được giải quyết dứt khoát.
Bản dịch của Trần Trọng Kim trong Nho giáo.
死而不亡者壽,
深根固蒂, 長生久視之道.
Nhà Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, quy định văn tự, ra lệnh đốt
sách chỉ giữ một số kinh, thư và chỉ cho phép một số bác sĩ của triều đình
được giảng những sách đó.
Từ đời Hán Vũ Đế trở đi, các học giả đều học theo những sách đó, gọi là
kim văn. Đời bấy giờ có Lỗ Cung Vương là con Cảnh Đế, tìm thấy một bộ
kinh Thư viết bằng cổ văn ở trong vách nhà của Khổng Tử, Khổng An
Quốc là cháu mười hai đời của Khổng Tử, đem so sánh bộ văn kim văn mà
soạn lại. Từ đó mới phân biệt ra phái kim văn và phái cổ văn. Đến cuối đời
Tây Hán, Lưu Hâm đặt ra Thi cổ văn, Xuân Thu cổ văn để vãn hồi cổ học,
diệt trừ ảnh hưởng Âm dương gia tới Nho học, nhưng chữ (?) Nho ngờ
những sách đó không đúng với nguyên văn đời cổ nên không theo. Mãi đến
đời Lục triều, Tuỳ Đường, phái cổ văn mới có thế lực, át được phái kim
văn.
國之安危,在數不在教.
事莫明於有效, 論莫定於有證.