VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 65

trong sử gọi là Lục triều (sáu triều: Đông Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề,
Lương, Trần).

Tóm lại trong bốn thế kỷ đó, Trung Quốc hết loạn lạc thì bị ngoại xâm,
không họ nào mạnh, dân tình cực khổ vô cùng. Tuy nhiên, không có sự
chuyển biến nào trong xã hội như ở thời Chiến Quốc, văn hóa không phát
đạt. Văn chương thì duy mỹ mà triết học thì bi quan.

----

PHONG TRÀO HUYỀN HỌC


Nho giáo khởi sắc được một chút rồi suy; Lão, Trang thịnh và gây nên
phong trào Huyền học; đồng thời Phật học bắt đầu phát triển. Chúng ta hãy
xét phong trào Huyền học trước đã.

Phong trào này là phong trào lãng mạn trong triết học

[1]

. Người mở

đường phong trào là Hà Án, Vương Bật, rồi sau có nhóm Trúc Lâm thất
hiền: Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Hướng Tú, Sơn
Đào, Vương Nhung. Họ rất thích sự thanh đàm, nghĩa là sự đàm luận về
những lời huyền vi của Lão Tử, Trang Tử và trong Chu Dịch vì vậy người
ta gọi họ là Huyền học gia.

Nhóm Trúc Lâm thất hiền sống rất phóng khoáng, phản đối lễ giáo, cho lễ
của Khổng giáo chỉ để cho hạng người thường theo, chứ họ thì vượt lên
trên những câu thúc vô lý đó. Người thì như Nguyễn Hàm, chính ngày đoan
ngọ, lấy cái quần treo lên đầu gậy, cắm ở giữa sân để phá tục cổ. Kẻ thì
dám uống rượu ăn thịt trong đám tang mẹ, kẻ thì thoa phấn bôi son giả làm
đàn bà. Hết thảy đều muốn quên hình hài đi, tận hưởng thú ở đời, đắm
mình trong thanh sắc. Nhưng bọn đó không không có tư tưởng gì mới mẻ.
Có chút công với triết học chỉ nên kể Hà Án và Vương Bật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.