VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 67

như Trang đều nhận Đạo là căn bản tối sơ của vũ trụ vạn vật. Hai họ Quách
và Hướng không thừa nhận bản căn Đạo mà cho vũ trụ vạn vật tự sinh. Như
vậy là trên căn bản về vũ trụ quan, Quách và Hướng khác Lão Trang. Cho
nên các học giả Trung Quốc cho rằng vũ trụ luận của Quách, Hướng là một
thứ “tự nhiên luận” không bàn đến bản căn. Ngoài ra, về tiểu tiết cũng có
đôi chỗ khác Lão Tử; chẳng hạn Lão Tử chủ trương “tuyệt thánh khí trí”,
thì tác giả Trang Tử chú bảo rằng trong xã hội có bậc thánh trí cũng là lẽ tự
nhiên, do cơ trời sinh ra, cho nên không cần phải “tuyệt”; có cần “tuyệt” là
“tuyệt” sự bắt chước thánh trí mà thôi.

Những thiên Tiêu dao duTề vật luận… trong Trang Tử được chú thích
rất kỹ, đọc rất thú vị; như vậy ta có thể bảo rằng Huyền học ở đời Nguỵ,
Tấn và Lục triều cũng đã có công với học thuyết Lão, Trang; ngày nay
muốn hiểu học thuyết này, người ta vẫn phải đọc Trang Tử chú của Hướng
Tú và Quách Tượng, cũng như muốn hiểu Khổng học, vẫn phải đọc sách
chú thích Tứ thư của Chu Hy.

PHẬT HỌC GÂY THẾ LỰC


Đương lúc Huyền học cực thịnh, một tư trào mới ở ngoại quốc lan vào, làm
cho tư tưởng Trung Quốc thay đổi sắc thái.

Ở một đoạn trên, chúng tôi đã nói rằng Phật giáo bắt đầu vào Trung Quốc
từ đời nhà Tần, Hán

[3]

. Theo Lương Khải Siêu, Tần Cảnh Hiến là người

thứ nhất đọc kinh Phật, Nghiêm Phật Điều là người thứ nhất dịch Phật
chung với An Thế Cao (người Ba Tư), mà những người đó ở thế kỷ thứ
nhất hoặc thế kỷ thứ nhì. Nhưng đến đời Nam Bắc triều, Phật giáo mới bắt
đầu có thế lực, nhờ một số tăng sĩ qua Tây Vực học chữ Phạn rồi về nước
dịch kinh, một số khác được tham dự triều chính; có lẽ còn nhờ không khí
Huyền học, không khí Lão Trang đương thời thuận lợi cho sự phát triển của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.