Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa
NGỤY, TẤN VÀ LỤC TRIỀU
– NHO SUY, LÃO TRANG THỊNH, PHẬT BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Triều Đông Hán, từ đời Linh Đế (cuối thế kỷ thư hai sau tây lịch) trở đi,
Trung Quốc lại hỗn loạn, dân gian chịu trăm phần khốn khổ. Vua chúa nhu
nhược, hoạn quan và ngoại thích (họ ngoại của vua) tranh nhau chính
quyền, đánh nặng thuế khoá. Bọn quí tộc hà hiếp cướp bóc nông dân để
làm giàu, số người đói rét nhan nhản khắp nơi, giặc giã nổi lên tứ phía.
Giặc Hoàng cân (khăn vàng) mở màn cho thời Tam quốc: Tào Tháo dẹp
được Hàng cân tự tôn là Nguỵ Vương, mượn tiếng phò Hán mà thực là áp
chế vua Hán; Lưu Bị và Tôn Quyền không phục, mỗi người chiếm cứ một
nơi, Lưu ở Ba Thục, Tôn ở Đông Ngô, cùng với Tào lập thành thế chân
vạc.
Họ Tào phế vua Hán lập nên nhà Nguỵ (220-264), sau bị Tư Mã Chiêu phế.
Chiêu diệt được Thục và Ngô dựng nên nhà Tấn (255-419). Tấn giữ ngôi
được khoảng trăm rưỡi năm, nhưng thế suy, Ngũ Hồ (năm rợ Hồ phương
Bắc) đem quân vào chiếm hết lưu vực sông Hoàng Hà, nhà Tấn phải dời đô
xuống phương Nam (Đông Tấn) rồi bị Tống cướp ngôi.
Từ đó Trung Quốc bị chia làm hai cũng như Pháp trong thế chiến vừa rồi.
Kế tiếp làm vua ở Nam là Tống, Tề, Lương, Trần; nối nhau ở phương Bắc
là Hậu Nguỵ, Bắc Tề và Bắc Chu. Tình trạng đó kéo dài tới đầu thế kỷ thứ
VII, khi nhà Tuỳ thống nhất được đất đai. Vì nước bị chia như vậy nên