VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 70

thần là cái dụng của hình… Thần đối với chất cũng như sự sắc bén đối với
con dao. Hình đối với dụng cũng như con dao đối với sự sắc bén. Sự sắc
bén không phải là con dao; con dao không phải là sự sắc bén. Nhưng bỏ sự
sắc bén đi thì không có con dao, bỏ con dao đi thì không có sự sắc bén.
Chưa hề nghe nói mất con dao rồi mà sự sắc bén của nó vẫn còn, thế thì sao
có thể nhận rằng hình mất rồi mà thần còn tồn tại?”. (Hình giả thần chi
chất, thần giả hình chi dụng… Thần chi ư chất, do đao chi ư lợi. Hình chi ư
dụng, do đao chi ư lợi. Lợi chi danh phi đao dã, đao chi danh phi lợi dã.
Nhiên nhi xả lợi vô đao, xả đao vô lợi. Vị văn đao một nhi lợi tồn, khởi
dong hình vong nhi thần tại dã?

[4]

– Lương thư).


Sự tranh biện giữa Phật gia và Nho gia – vì Nho hăng hái nhất: lối tu hành
của Phật khác xa lối tu thân để tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Nho – tiếp
tục mãi cho tới đời Đường.

Nhưng cũng có một số lớn người phần nhiều trong phái Lão, Trang, thích
đạo Phật, tìm hiểu đạo Phật, thấy đạo Phật cũng có nhiều điểm dung hoà
với triết học Trung Hoa được. Chẳng hạn xét kỹ lại bốn điểm tương phản
nhau ở trên thì điểm thứ nhất và thứ nhì, Phật với Lão, Trang hợp nhau ở
chữ (điểm 1), và chữ tĩnh (điểm 2); còn hai điểm sau, không thể dung
hoà được thì người ta sửa đổi lại học thuyết của Phật, miễn diễn đạt được
mục địch “tự giác nhi giác tha”, “từ bi bác ái” là đủ: người ta không hạn
chế Phật tính ở một giai cấp nào cả (điểm 3) mà chủ trương rằng “mọi
người, không phân biệt giai cấp, đều có Phật tính”, như vậy tưởng cũng
không trái với lòng từ bi của đức Phật; còn sự phải tu lần lần từ kiếp này
qua kiếp khác, lâu lắm mới thành Phật (điểm 4), thì có lẽ đúng đấy, nhưng
nếu xét một đời người thôi, nếu gắng sức tham thiền thì cũng có thể thình
lình “đốn ngộ thành Phật” được – chính Thích Ca chẳng như vậy ư? – và
người ta đưa ra thuyết: “Nhất niệm tương ứng tiện thành chính giác” (Một
sát na

[5]

Tiểu ngã tương ứng với Đại ngã là thành bậc Đại giác).


Tóm lại người ta dùng tư tưởng của Lão, Trang để giải thích Phật giáo,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.