cũng như thời trước dùng tư tưởng đó để giải thích Nho giáo và sau này
(cuối đời Thanh) dùng tư tưởng Nho giáo để giải thích học thuật của Âu
Tây. Người ta mở đường cho thuyết “Nho, Thích, Đạo, tam giáo đồng
nguyên”, nghĩa là ba đạo cùng một gốc mà ra.
Ở thời Lục triều, sự dung hoà Phật, Lão đã có kết hoá: nhiều triết gia và sa
môn có công lớn trong việc đó và ta thấy giữa hai bên đã có nhiều chỗ tiếp
xúc với nhau được.
Chẳng hạn về chủ trương hư vô, Vương Bật chú thích Lão Tử, bảo “Đạo
lấy vô hình vô danh mà bắt đầu tạo thành vạn vật”; (Đạo dĩ vô hình vô
danh thuỷ thành vạn vật) mà Thành thực tôn
của đạo Phật cũng chủ
trương gần giống như vậy.
Về thuyết “sùng hữu” (trọng cái có, trái với thuyết trên), Bùi Ngỗi viết
thiên Sùng hữu luận, giảng rằng cái “hữu” của Lão Tử, do cái “vô” mà
sinh, tuy nói là “vô” mà ý hoàn toàn ở cái “hữu”; mà Câu xá tôn cũng chủ
trương như thế.
Đến phái Thần tiên cũng có chỗ không xa Phật lắm. Một bộ sách nhan đề là
Bảo phác tử gọi bản thể của vũ trụ là huyền, căn cứ vào câu “Huyền diệu
rồi lại huyền diệu ấy chính là cái cửa do đó sinh ra mọi biến hoá kỳ diệu”
(Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn), mà giảng rằng ai theo đúng
đạo huyền thì có thể thành thần tiên. Phật thì cho rằng chân như là cái bản
thể bất sinh bất diệt của vũ trụ. Như vậy chân như với huyền có chỗ giống
nhau.
Ngay như phái chủ trương vô quân cũng có điểm gắn với Phật giáo. Đại
biểu trong phái đó, Bảo Kính Ngôn bảo rằng thời thượng cổ không có vua
mà thịnh hơn thời sau có vua; từ khi có kẻ mạnh áp bức kẻ yếu, bắt kẻ yếu
phải tôn thờ mình, lúc đó mới có vua; vậy nên phế vua đi để khỏi có kẻ gây
ác cho dân chúng. Mà Phật giáo cũng có quan niệm rằng phú quý gây ra tội