VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 75

trương “có” đã sai, chủ trương “không” cũng sai, thực ra là không phải
“có” cũng không phải “không”.

Pháp tướng tôn (cũng gọi là Duy thức tôn) gốc ở Ấn Độ, giáo lý truyền
qua Trung Quốc từ Lục triều, nhưng đến đời Đường, Huyền Trang mới lập
thành một tôn phái; sau nhờ một đệ tử của Huyền Trang là Khuy Cơ, phát
huy thêm mà chiếm một địa vị rất quan trọng. Mới đầu nhà Phật gọi nhất
thiết sự vật trong vũ trụ là “pháp”. “Pháp” có bản thể của nó, gọi là “tính”,
có hiện tượng của nó, gọi là “tướng”. “Tính” chỉ có một, mà “tướng” thì
thiên hình vạn trạng, vì tuỳ tâm của mỗi người mỗi lúc mà thấy cái tướng
của vật, mỗi người một khác, mỗi lúc mỗi khác. Gọi chung là “pháp
tướng”. Đại lược giáo lý của phái này ngược với giáo lý của phái Tam luận
ở trên.

Hoa nghiêm tôn (cũng gọi là Hiền thủ tôn) do Hoà thượng Đỗ Thuận đời
Đường sáng lập, căn cứ vào Hoa nghiêm kinh. Tôn phái này chủ trương
rằng sự tức là “lý”.

Hoa nghiêm tôn lập nên ngũ giáo là Tiểu giáo, Thuỷ giáo, Chung giáo, Đốn
giáo và Viên giáo.

Tiểu giáo giảng rõ lẽ “ngã không” (cái ta là không).

Thuỷ giáo chia làm hai: Không thuỷ và Tướng thuỷ. Không thuỷ giảng rõ
lẽ “Nhất thiết giai không” (hết thảy đều không); Tướng giáo giảng rõ lẽ
“Vạn pháp duy thức” (muôn pháp (sự vật) đều do tâm thức tạo nên).

Chung giáo giảng rõ lẽ Chân như tuỳ duyên mà sinh ra vạn pháp (sự vật).

Đốn giáo giảng về phép Đốn ngộ: “Nhất niệm bất sinh, tức danh vị Phật”
(một ý nghĩ không sinh thì gọi là Phật).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.