VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 76

Viên giáo là giáo lý viên dung, viên mãn, có tính cách quảng đại viên thông
mà không phân tích chi ly, bao gồm được các học thuyết khác trong Phật
giáo, giảng rõ lẽ “lý sự vô ngại, nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”: một
tức tất cả, tất cả tức một. Vạn sự vạn vật trong thế gian tuy thiên sai vạn
biệt, lưu động biến chuyển thành vô lượng hình thức, tính chất khác nhau,
nhưng tất cả đều hoà hợp với nhau như nước với sữa, trong bản thể viên
dung vô ngại.

*

Khi hai nền văn hóa tiếp xúc với nhau thì luôn luôn có lợi cho hai bên.
Trung Hoa được lợi nhiều nhất; chẳng những thêm được một tôn giáo mới,
một triết học mới, hàng vạn dụng ngữ mới mượn của Ấn Độ trong khi dịch
kinh Phật (như nát bàn, sát na, phù đồ, chân như, vô minh, chúng sinh…),
mà triết học cố hữu cũng thêm phần sinh khí. Nho giáo đã cằn cỗi ở cuối
đời Hán, trước sự phát triển của đạo Phật, muốn tồn tại thì phải canh tân,
cho nên thế tất phải biến chuyển ở đời Đường để mở đường cho Đạo học ở
đời Tống.

Trên kia chúng tôi đã nói, Nho học đời Đường bị giam trong cái phạm vi
khoa cử, chú sớ; đó là xét chung, thực ra một số rất ít Nho gia đã phản động
lại, tức Hàn Dũ và môn đệ là Lý Cao.

[8]

Hàn Dũ

là một văn hào trác tuyệt chứ không phải là một triết gia uyên

thâm. Ông nhiệt liệt bài xích Lão, Phật, nhất là Phật mà tôn Nho giáo. Khi
Đường Hiến Tôn rước cốt Phật về thờ, ông dâng sớ can, lời mạnh mẽ, bị
đày đi Triều Châu nội trong một ngày.

Nhưng về Phật học, ông không chịu khó nghiên cứu, chỉ công kích hình
thức bề ngoài mà thôi. Ông bảo: “Cái phép của Phật là bỏ cái nghĩa vua tôi,
cái tình cha con, cấm cái đạo tương sinh tương dưỡng để cầu lấy cái gọi là
thanh tĩnh tịch diệt”, như vậy là trái với luân thường. Ông không đứng về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.