“Đời xưa bảo “chính tâm”, “thành ý” đó, có phải là vô vi đâu, là để hữu vi
đấy. Ngày nay kẻ muốn trị cái tâm mà lại để cái tâm ở ngoài việc thiên hạ
quốc gia”, như vậy có phải là vô ích không.
Tới đời Tống, các triết gia đem sách Mạnh Tử, Đại học ra phân tích, bàn về
tính, lý, cách vật, trí tri là chịu ảnh hưởng của Hàn Dũ cả. Cho nên người ta
bảo rằng ông đã mở đường cho Đại học ở đời sau.
Lý Cao
là học trò của Hàn Dũ, mà tư tưởng khác thầy, chịu ảnh hưởng của
. Ông viết cuốn Phục tính thư, chia làm ba thiên: thiên đầu
bàn về tính, tình thánh nhân; hai chương sau bàn về cách tu dưỡng và sự
cần phải tu dưỡng.
Đại ý ông bảo có tính thì có tình, tình do tính mà sinh ra, tính do tình mà
sáng ra. Bậc thánh nhân là bậc tiên giác, cho nên sáng suốt. Nhưng thánh
nhân không phải là vô tình: “Thánh nhân im lặng mà không động, không đi
mà tới, không nói mà công hiệu như thần, không loè loẹt mà sáng, hành
động dự với trời đất, biến hoá hợp với âm dương, tuy có tình mà chưa hề có
tình” (Thánh nhân giả, khởi kỳ vô tình dã? Thánh nhân giả, tịch nhiên bất
động, bất vãn nhi đáo, bất ngôn nhi thần, bất diệu nhi quang, chế tác tham
hồ thiên địa, biến hoá hợp hồ âm dương, tuỳ hữu tình dã, vị thường hữu
tình dã
– Phục tính thư).
Đọc câu đó ta thấy ông có cái giọng huyền bí hơi giống Trung dung mà
cũng hơi giống đạo Phật. Ông bảo lễ nhạc có công dụng làm cho con người
ta quên thị dục, luyện được đức “thành”, giữ được cái tâm cho tĩnh, mà trở
về cái tính bẩm sinh hoàn thiện; được như vậy tức là “Phục tính” (nghĩa là
phục hồi được thiên tính) mà đạt tới cảnh giới hợp nhất với vũ trụ.
Ông rút thiên Trung dung trong sách Lễ ký ra và từ đó mới có tên Tứ thư
(gồm Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung, Đại học), và các sĩ tử Trung Hoa
mới nghiền ngẫm Tứ thư ngang với Ngũ kinh.