Ngoài Hàn và Lý ra, đời Đường không còn có một Nho gia nào đáng kể.
Cho nên nhiều nhà đã bảo về triết học, thời đó là thời của Phật giáo .
Chú thích:
Ở trên chúng tôi đã nói Dương Hùng chịu ảnh hưởng của Lão, soạn bộ
Thái huyền. Huyền học có lẽ bắt đầu từ đó, nhưng tới Nguỵ, Tấn mới thành
một phong trào.
夫事物之近, 或知其故; 然尋其原以至乎極, 則無故而自爾也.
Theo Thượng toạ Mật Thể (tác giả Việt Nam Phật giáo sử học) thì trong
sách Liệt Tử có dẫn lời Khổng Tử rằng: “Khâu này nghe phương Tây có
bậc thánh, không trị mà không loạn, không nói mà tự tin”, Liệt Tử là một
cuốn viết vào thời Nam Bắc triều, nên không chắc lời đó đúng.
形者神之質, 神者形之用… 神之於質, 猶利之於刀. 形之於用, 猶刀
之於利. 利之名非刀也, 刀之名非利也. 然而捨利無刀, 捨刀無利. 未聞
刀沒而利存, 豈容形亡而神在也?
Tiếng nhà Phật chỉ một đơn vị thời gian cực nhỏ cũng như ta nói một
nháy mắt.
Xin coi đoạn sau.
Cũng đọc là Thuyền.
Đời Tuỳ có một danh Nho là Vương Thông, nhưng ông lấy sự chấp
trung làm gốc (Thiên biến vạn hoá, ngô thường chủ trung yên), chỉ chê đạo
Phật là không hợp với lịch sử, phong tục Trung Hoa, chứ không bài xích
Phật. Ông mất sớm (hồi 32 tuổi) sách thất lạc hết; chúng ta chỉ biết rằng
ông cho tam tài (Trời, đất, người) có chức vụ riêng: Trời chủ cái khí, đất
chủ cái hình, người chủ cái biết. Về chính trị, ông trọng người hơn chế độ.
Có lẽ vì vậy mà trong bộ Nho giáo, Trần Trọng Kim không nhắc tới
ông.
聖人者, 豈其無情也? 聖人者, 寂然不動, 不往而到, 不言而神, 不耀
而光, 制作參乎天地, 變化合乎陰 陽, 雖有情也, 未嘗嘗有情也.