VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 83

quái… cứ nhân đôi lên như vậy.

Nhưng ông khác Chu ở hai điểm:

1. Ông còn dùng những con số để giảng vũ trụ, dùng con số cùng thập can,
thập nhị chi để tính vận hội và ông tính ra rằng mỗi một nguyên là 129.600
năm, có 12 hội, mỗi hội có 10.800 năm, có 30 chục vận, mỗi vận là 360
năm, có 12 thể, mỗi thể là 30 năm. Mỗi hội đứng vào một quẻ, cứ xem ý
nghĩa của quẻ (trong Dịch) mà đoán được cát hung.

Theo lối tính của ông thì đời Nghiêu, Thuấn là rất thịnh; hiện nay chúng ta
đang rất suy, và tiếp tục suy luôn hàng vạn năm nữa cho tới lúc trời đất
“đóng” rồi “mở” trở lại.

Vì học thuyết của ông thiên về tượng số như vậy nên một số học giả sắp
ông đứng riêng vào phái Tượng số ở đời Tống.

2. Ông cho Đạo là thái cực mà tâm cũng là thái cực và ông khẳng nhận:
“Đạo của thiên địa vạn vật đủ hết ở trong con người” (Thiên địa vạn vật chi
đạo tận ư nhân hỹ
), “vạn hoá vạn sự sinh ở tâm” (vạn hoá vạn sự sinh ư
tâm

[2]

); ta thấy ông chịu ảnh hưởng cả của Nho, Lão lẫn của Phật. Trong

vũ trụ có một phần làm chủ động không bao giờ tiêu diệt được, cái đó ở trời
gọi là thiên lý, ở người gọi là tính. Tính cùng một thể với thiên lý, nên cũng
hoàn toàn thiện.

Có tính thì có tình, tình mờ tối, quỷ quái. Phép tu dưỡng là phải “phục
tính”, nghĩa là trở lại cái nguyên tính của mình, (giống như Lý Cao); muốn
vậy phải “thận độc”, nghĩa là phải thận trọng, kính cẩn lúc một mình,
không được dối mình.

Đại để về tính, về phép tu dưỡng, ông cũng chủ trương như Chu Đôn Di ;
cả hai đều cho tính là thiện, đều trọng sự thành kính, Chu đề phòng dục mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.