VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 85

không có lý nữa; Y Xuyên thì cho lý có tính độc lập, dời sự vật thì vẫn còn.
Vì lẽ đó, Minh Đạo không quan tâm tới sự phân biệt hình nhi thượng và
hình nhi hạ; Y Xuyên trái lại, cho sự phân biệt đó là cần thiết.

Về tính và khí, Minh Đạo viết:

“Sinh ra gọi là tính, tính tức là khí, khí tức là tính” (Sinh chi vị tính, tính tức
khí, khí tức tính

[4]

– Di thư).


Y Xuyên viết:

“Khí có thiện và bất thiện, tính thì luôn luôn thiện. Người ta sở dĩ không
biết điều thiện là do khí bị mờ tối mà bế tắc” (Khí hữu thiện bất thiện, tính
tắc vô bất thiện dã. Nhân chi sở dĩ bất tri thiện giả, khí hôn nhi tắc chi nhĩ

[5]

– Di thư).


Ông lại nói:

“Ở trời thì là mệnh, ở cái nghĩa thì là lý, ở người thì là tính, làm chủ ở thân
thì là tâm: kỳ thực chỉ là một. Tâm vốn thiện, phát ra tư lự mới có thiện và
bất thiện, đã phát ra rồi thì có thể gọi là tình, chứ không thể gọi là tâm” (Tại
thiên vi mệnh, tại nghĩa vi lý, tại nhân vi tính, chủ ư thân vi tâm, kỳ thực
nhất dã. Tâm bản thiện, phát ư tư lự hữu thiện bất thiện, nhược kỳ phát tắc
khả vị chi tình, bất khả vị chi tâm

[6]

– Di thư).


Vậy theo Y Xuyên, tâm, tính, lý đều thiện cả; chỉ có tình là có thiện, có ác.

Về phương diện tu dưỡng, Minh Đạo trọng đức nhân, đức thành kính; mà
không trọng kinh nghiệm. Theo ông, nhân là biết coi thiên địa vạn vật với
mình là một; muốn giữ đức đó, phải có lòng thành kính.

Y Xuyên cũng trọng sự chính tâm thành ý, nhưng trước hết phải “cách vật,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.