Cận tư lục, Văn tập, Ngữ lục…
Ông đem thuyết về Thái cực của Chu Đôn Di, thuyết về Dịch của Thiệu
Ung, thuyết về khí của Trương Tái, và những thuyết về lý, khí, tính, tâm
của hai anh em họ Trình mà đúc thành một triết học có hệ thống; nhưng tựu
trung học thuyết của ông vẫn có phần gần Trình Y Xuyên hơn cả.
Ông cho lý là cái đạo thuộc về phần hình nhi thượng, gốc của sự sinh ra
vạn vật; khí là vật cụ tượng thuộc về phần hình nhi hạ, tức cũng như cái tài
liệu để sinh ra vật. Người, vật sinh ra thụ bẩm cái lý rồi mới có tính; thụ
bẩm cái khí rồi mới có hình (Lý dã giả, hình nhi thượng chi đạo dã, sinh
vật chi bản dã. Khí dã giả, hình nhi hạ chi khí dã, sinh vật chi cụ dã
.
Thị dĩ nhân vật chi sinh, tất bẩm thử lý, nhiên hậu hữu tính; tất bẩm thử
khí, nhiên hậu hữu hình
Lý, khí hợp nhau mà sinh ra người; nhưng khí ở mỗi người không đều,
người bẩm thụ cái khí trong thì thành hiền, kẻ bẩm thụ cái khí trọc thì hoá
ngu. Do đó lý và tính luôn luôn thiện, còn khí thì có thiện và không thiện.
Tính là nói về tĩnh, khi nó động thì thành tình, mà tâm làm chủ cả tính và
tình: (Tính giả chi tâm chi lý dã, tình giả tính chi động dã. Tâm giả tính
tình chi sinh dã
, vị động vi tính, dĩ động vi tình, tâm tắc quán hồ động
tĩnh nhi vô bất tại yên
Tâm đã là thống danh của tính, tình, thì tâm tất như tính, có phần lý và
phần khí, cho nên ông phân biệt đạo tâm và nhân tâm; “cái tri giác do nghĩa
lý phát ra như biết nghĩa vua tôi, đạo cha con, là đạo tâm (lòng đạo); cái tri
giác do thân thể phát ra, như biết đói thì ăn, khát thì uống, là nhân tâm
(lòng người)”.
Tình là cái tính khi động, đã phát ra. Ý làm chủ cái tình đã phát ra. Thí dụ:
yêu vật nào là tình, sở dĩ yêu vật đó là ý. Còn chí là chỗ đi đến của tâm.