trí tri” đã. Ông bảo:
“Cái phép tu tiên… cốt yếu ở chính tâm thành ý, mà thành ý ở chỗ “trí tri”,
“trí tri” ở chỗ “cách vật”.
Ông cho rằng phải hiểu cái lý đã rồi mới dùng đức thành kính mà giữ nó;
còn Minh Đạo cho dưỡng tâm là cần nhất, cùng lý là phụ.
Do đó, Y Xuyên phân biệt tri và hành; phải biết cho rõ, cho lâu rồi mới
đúng. Ông bảo:
“Quân tử lấy sự biết làm gốc, sự làm làm thứ. Nay có người có thể làm
được, mà cái biết không đủ biết cho rõ, thành ra có những dị đoan, rồi cứ
lưu đãng không biết quay trở lại, trong không biết hiếu ố, ngoài không biết
thị phi. Như vậy, có đức tín của Vĩ Sinh, có cái hạnh Tăng Sâm, ta cũng
không quý” (Quân tử dĩ thức vi bản, hành thứ chi. Kim hữu nhân yên, lực
năng hành chi, nhi thức bất túc dĩ tri chi, tắc hữu dị đoan giả xuất, bỉ tương
lưu đảng nhi bất tri phản, nội bất tri hiếu ố, ngoại bất tri thị phi, tuy hữu Vĩ
Sinh chi tín, Tăng Sâm chi hạnh, ngô phất quý hĩ
– Di thư).
Người đương thời chê cái học của Y Xuyên có phần chi ly; nhưng ông đã
có ảnh hưởng lớn ở thời sau và Chu Hi dùng cái học của ông, dung hoà với
cái học của các nhà trước mà đưa lý học lên tới mực cao .
----
LÝ HỌC
Chu
Hi
– Ông là học trò bốn đời của Y Xuyên, sinh sau Y Xuyên khoảng
một thế kỷ, học rất rộng, được hậu Nho sắp ngang hàng với Mạnh Tử,
trước tác nhiều, chú thích kinh Thi, kinh Dịch, và bộ Tứ thư (lối chú thích
của ông tới đời Thanh vẫn được coi là chính thức, đúng hơn cả), lại soạn bộ