VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 84

Thiệu thì đề phòng tình.

Trương Tái

không gọi bản căn của vũ trụ là thái cực mà gọi là thái hư.

Thái hư với khí là một. Khi khí mà tán thì là thái hư, (cho nên thái hư vô
hình); khí tụ lại thì thành âm dương, âm dương biến hoá thành vạn vật.
Thuyết của ông có vẻ như hơi duy vật, khác thuyết hai nhà trên.

Người bẩm thụ cái khí không đều nhau, cho nên mỗi người có một tính
cách; tính cách đó, ông gọi tính của khí chất, khác cái tính của trời nó vốn
thiện. Vì vậy ta cần “nuôi khí chất, cho nó trở lại gốc của nó mà không
thiên lệch” (dưỡng kỳ khí, phản chi bản nhi bất thiên

[3]

), rồi sau mới phát

huy tới cùng cực cái tính của mình (tận tính) mà hoà hợp với Trời. Ông lập
ra thuyết Duy khí mà Vương Thuyền Sơn đời Thanh sẽ phát huy thêm.

Mọi người đều có chung cái khí của trời, phải coi nhau như anh em, rồi lại
coi cả vạn vật như mình nữa: “Trời đất với ta đều sinh, vạn vật với ta là
một”. Chủ trương phiếm ái đó rộng hơn thuyết nhân ái của Nho, thuyết
kiêm ái của Mặc, tiến xa hơn Trang (vì Trang chỉ “tề vật” thôi chứ không
“ái vật”) mà gần Phật.

Hai anh em họ Trình

cùng học một thầy là Chu Đôn Di, nhưng tính tình

mỗi người một khác, nên học thuyết cũng có chỗ khác nhau.

Anh là Trình Hạo, tính khoan hoà dễ dãi, em là Trình Di tính nghiêm cẩn,
cương quyết.

Luận về đạo, Trình Hạo (Minh Đạo) bảo nguyên lai chỉ có đạo, đạo là bản
nguyên của vũ trụ, âm dương cũng là đạo. Trình Di (Y Xuyên) phân ra đạo
là hình nhi thượng, âm dương là hình nhi hạ; đạo là bản nguyên của âm
dương.

Về lý, Minh Đạo cho rằng lý là xu thế tự nhiên của sự vật, dời sự vật thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.