VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 89

----

TÂM HỌC


Hai anh em họ Trình chủ trương mỗi người một khác mà mở đường cho
phái đời sau: Y Xuyên là tiên khu của học thuyết Trình Chu (Trình Di và
Chu Hi), người sau gọi là lý học; Minh Đạo là tiên khu của học thuyết Lục
Vương (Lục Cửu Uyên và Vương Dương Minh), người sau gọi là tâm học.
Điều đó thật hiếm thấy trong lịch sử.

Lục Cửu Uyên

đồng thời với Chu Hi, chịu ảnh hưởng của Minh Đạo, chê

cái học của Y Xuyên là không hợp với cái học của Khổng, Mạnh.

Đối với Chu Hi, ông càng bất mãn, làm hai câu thơ dưới đây, câu trước tả
học thuyết của mình, câu sau phê bình học thuyết của Chu:

-----

Dị giản công phu chung cửu đại,

-----

Chi ly sự nghiệp cánh phù trầm.

-----

Công phu (tu luyện) giản dị rốt cuộc mà lại lớn và lâu bền.

-----

Phép học mà chi ly thì nghiệp học lên xuống (chứ không bền đâu).


Cái mà Lục gọi là “công phu giản dị” đó ra sao? Là theo cái tự nhiên,
không dụng tâm thái quá, nên ôn nhu thì ôn nhu, nên cương cường thì
cương cường, như vậy mới hợp lẽ trời, hoà với trời đất được.

Tất cả học thuyết của ông có thể tóm lại như vầy: đạo, lý, tâm chỉ là một.
Ông bảo:

“Tâm chỉ có một cái tâm, lý chỉ có một cái lý” (Tâm nhất tâm dã, lý nhất lý

[12]

– Toàn tập). Tâm của ta, tâm của bạn ta, đi ngược thời gian, cái tâm

của thánh hiền trăm ngàn đời trước, đi xuôi thời gian, trăm ngàn đời về sau
mà có một vị thánh hiền thì cái tâm cũng như vậy mà thôi. Cái thể của cái
tâm rất lớn. Nếu có thể phát huy được cùng cực cái tâm của ta (tận ngã chi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.