tâm), thì sẽ hoà hợp với trời (dữ thiên đồng)”.
Ông lại bảo:
“Người ta đều có cái tâm ấy, tâm đều có lý ấy, tâm tức là lý vậy”. Nếu giữ
được cái tâm đó thì cái lý nó sáng.
Như vậy là trái với Chu Hi. Chu Hi phân biệt đạo tâm và nhân tâm; mà ông
thì không: Trời với người là một thì thiên lý và nhân tâm cũng chỉ là một,
nói đạo tâm và nhân tâm là tách hai ra rồi, thêm chi ly vô ích.
Do đó, phép học tập, tu dưỡng của ông khác Chu Hi. Ông cho rằng không
cần phải “cách vật” cho nhiều, chỉ cần lấy trực giác mà lý hội. Lý hội là cái
gì? Cái sở dĩ làm người. “Nếu không biết cái sở dĩ làm người mà cứ giảng,
cứ học, thì là bỏ cái lớn mà nói cái nhỏ”. “Trước hết phải lập cái lớn” (tiên
lập kỳ đại
) nghĩa là phải trọn cái gốc, chứ không để cái ngọn làm luỵ.
Về thực hành ông đề cao đức “tri sỉ” (biết nhục) và “thành”. “Sỉ tồn tắc tâm
tồn, sỉ vong tắc tâm vong”
. Cái sỉ còn (nghĩa là còn biết nhục) thì cái
tâm còn, cái sỉ mất thì cái tâm mất. “Thành hữu kỳ thực, tất hữu kỳ văn.
Thực giả bản dã, văn giả mạt dã”
(Nếu có cái thực, tất có cái văn.
Thực là gốc, văn là ngọn).
Ông thường tranh luận với Chu Hi, không ai chịu phục ai; nhưng lúc về già,
Chu Hi nhận rằng cái học của mình có điều chi ly quá, muốn sửa lại mà
không đủ sức để thực hành.
*
Lục Cửu Uyên đã mở đường cho duy tâm học, môn đệ rất đông, trong số
đó có Dương Giản là nổi danh hơn cả. Lục không nói rõ vũ trụ với bản tâm
của ta quan hệ với nhau ra sao, Dương phát huy thêm, đem hẳn tư tưởng