nhiên, một luồng gió qua lưng tôi và cô ấy gào lên: Jeannot! Lại chào
chị này đi! Bạn của Anouk đấy!
Đó là cái ông khóc sướt mướt lúc nãy với chiếc khăn mùi soa to
như giẻ lau bếp và chiếc áo choàng của hội Chữ thập Đỏ mẫu 14-18.
Ông ấy mỉm cười với tôi mà không nhìn thẳng vào tôi và thế là tôi
hiểu ngay rằng ống ấy hẳn phải là người cuối cùng được bà chăm
bẵm... Một người có cái vẻ khó đoán biết như Nounou. Dẫu sao cũng
cải trang giỏi như thế... Rất hân hạnh... Ông ấy ngồi đối diện với tôi
còn người kia thì đi dìm nỗi buồn của mình ở chỗ gần quầy bar. Tôi
cảm thấy ông cũng vậy, cũng rất muốn thổ lộ, nhưng tôi đã mệt rồi.
Tôi muốn ra đi, muốn được ở một mình... Vậy là tôi đề cập thẳng vấn
đề: tóm lại chuyện gì đã xảy ra? Và thế là tôi biết được, trong khi
những kẻ say ma túy và chiếc ti vi rống lên, bà Anouk xinh đẹp của
chúng ta, người cả đời thách thức cái chết, cuối cùng cũng đã tìm đến
với nó.
Tại sao? Ông không biết. Nhưng có thể có nhiều điều...
Mỗi tuần hai lần, bà làm việc cho Bánh mì hữu nghị, một cửa
hàng gia vị dành cho những người nghèo khổ và bán đồ ăn rẻ như cho
không. Một “bà khách” đến cùng một lũ nhóc và bà ấy không muốn
nhận thịt bởi vì đó là thứ thịt đạo Hồi không cho phép ăn, và không
nhận chuối bởi vì chúng có những nốt đen, và không nhận sữa chua
bởi vì ngày hôm sau là hết hạn, và đi thôi không tao lại cho ăn tát bây
giờ và thế là, Anouk, thường thì vẫn dễ thương, bắt đầu gào lên.
Rằng lũ nghèo cứ nghèo mãi cũng là điều bình thường thôi bởi vì
họ thật sự quá ngu ngốc. Những điều vớ vẩn diễn ra ở lò mổ thì có liên
quan gì khi mà người ta có những đứa con xanh xao đến thế và đã suy
dinh dưỡng?! Rằng nếu cô mà tát nó một lần nữa, đồ đĩ rạc, chỉ một
lần thôi cô nghe chưa? tôi sẽ giết cô đấy. Và có một chiếc điện thoại di
động mới toanh và hút thuốc lá mất mười euro mỗi ngày nghĩa là sao
khi lũ con thậm chí còn không có tất đi giữa mùa đông! Thế còn vết