nên phải hoãn lại. Vì chuyện này mà Tiểu Mãn luôn cảm thấy có lỗi, Vân
Tài tự đáy lòng rất cảm kích, cảm thấy anh là người đàn ông rộng lượng,
chị định mai kia xưởng may hoạt động ổn định, có điều kiện sẽ đón con về.
Bốn giờ rưỡi, Vân Tài về chỗ ở cũ, thấy cửa khép hờ. Chị nghĩ thằng
Hâm đã tan học về nhà, chị gọi “Hâm” rồi đẩy cửa bước vào. Không ngờ
lại là Hồ Bằng, anh ngạc nhiên thấy Vân Tài.
Vân Tài lùi lại, đứng bên cửa, hỏi Hồ Bằng: “Tổ tông của anh có nhà
không?”. Chị hỏi tổ tông tức là mẹ Hồ Bằng, Hồ Bằng lắc đầu. Chị bảo
muốn vào thăm phòng riêng của thằng Hâm. Hồ Bằng ngập ngừng giây lát
rồi nói: “Được thôi! Cô còn có chút lòng tốt”. Vân Tài đang định nói gì đó
thì Hồ Bằng đã lôi chị vào nhà.
Vân Tài giật khỏi tay anh, chỉnh lại áo quần, cảnh cáo: “Anh không được
động đến người tôi, tôi cũng có chân đi”. Chị vào phòng thằng con, quả
nhiên căn phòng bừa bãi, lộn xộn. Chị cũng không phải là con người gọn
gàng, nhưng thế này thật không thuận mắt, chị bảo Hồ Bằng lấy tấm khăn
trải giường khác thay tấm khăn trải giường bẩn. Chị sắp xếp lại, để gọn bút
mực, xếp sách vở thật ngăn nắp. Hồ Bằng đứng tựa cửa nhìn, thấy chị làm
đã gần xong, anh nói một câu chọc tức: “Được người ta huấn luyện, làm
cũng nhanh gọn đấy nhỉ”.
Vân Tài nhìn quanh, thấy có rất nhiều áo quần của Hồ Bằng thay ra chưa
giặt, chị như phát hiện vùng đất mới, hỏi Hồ Bằng có phải anh đã về ở đây?
Thấy anh không trả lời, chị nói: “Cái chị gái già của anh quấy rầy anh à?
Ha ha…”
Hồ Bằng nói: “Cô bận tâm làm gì? Tôi ở đâu mặc tôi”.
Vân Tài “hừm” một tiếng tỏ ra bất cần. Hai người bắt đầu đấu khẩu, anh
một câu chị một câu chĩa vào nhau.
Hồ Bằng nghiêm giọng: “Cô chơi mạt chược ít thôi, hãy giúp anh Mãn
làm tốt công việc ở xưởng may, đừng nghĩ muốn phát tài phải nghèo khổ ba
năm”.
Vân Tài bỏ những thứ cầm trên tay xuống, giận dữ nói: “Tôi chơi mạt
chược mặc tôi, tôi nghèo mặc tôi, không liên quan gì đến anh, tôi sống theo