hiện ấy. Mục tiêu lúc này không còn là học hỏi nữa, mà là chứng minh khả
năng mở rộng (hoặc ý nghĩa thống kê) của các kết quả.
Nhưng trò chuyện với mọi người thì khó
Khẩu hiệu xung trận của đội phát triển khách hàng “ Hãy rời khỏi văn
phòng! ” , một khẩu hiệu được Steve Bank giương cao, cũng đồng thời là
một trong những công việc khó khăn và cơ bản nhất mà ta phải thực hiện.
Mọi người nghĩ rằng trò chuyện với khách hàng là việc dễ dàng đối với tôi,
nhưng không phải vậy. (Họ cũng cho rằng tôi sống ở Thung lũng Silicon,
điều này cũng không đúng nốt.)
Giống như hầu hết các nhà sáng lập thiên về chuyên môn khác, tôi cũng là
một “ con nghiện công nghệ ” chỉ ngồi một chỗ. Tôi sử dụng các công cụ
như e-mail, diễn đàn thảo luận và blog suốt nhiều năm để tránh phải nói
chuyện trực tiếp với khách hàng. Khi tôi nói chuyện với khách hàng, những
cuộc nói chuyện này hoặc là không mang lại cảm giác hiệu quả hoặc là làm
tôi cảm thấy công cốc.
Tôi biết lắng nghe khách hàng là việc quan trọng, nhưng tôi không biết phải
làm thế nào.
Tôi đã bắt đầu đi từ sợ tương tác trực tiếp với khách hàng tới việc kết nối
điện thoại di động của tôi với một số tổng đài miễn phí. Bước ngoặt quan
trọng xảy ra với tôi khi tôi nhận ra: “ Cuộc sống quá ngắn ngủi để làm thứ
mà không ai (hoặc không đủ người) muốn có. ”
Sự kiện này xảy ra khi tôi sớm ngấm kỹ thuật Phát triển Khách hàng và
Khởi nghiệp Tinh gọn, tôi bắt đầu tự mình kiểm thử và áp dụng nghiêm ngặt
các nguyên tắc này.
Mặc dù Phát triển Khách hàng đưa ra một quan điểm thuyết phục và hợp lý
cho thấy ta nên trò chuyện với khách hàng, song lúc đầu, thuyết phục cơ thể