“mẹ” và “đất” của các ngôn ngữ Đông Nam Á cổ đại. Riêng Kim Định [1999:
229-252]
chứng minh gốc tích Việt cổ của triết lý âm dương, tam tài và ngũ
hành, tức theo dòng văn hóa nhận thức có các thành tố lẻ. Tác giả này còn tìm
thấy sự tương đồng của sơ đồ Lạc thư với bố trí không gian của thành Cổ Loa
xưa và cách sắp xếp bố cục trên bề mặt trống đồng
. Liêu Minh Quân [2004:
16-18] chứng minh bổ sung các quan niệm “Ba dã” (
波也/po me/, chỉ mẹ-cha,
cặp tiêu biểu của triết lý âm dương) và “Tam cái” (/, tức Tam thế, tương ứng
với Tam tài (thiên-địa-nhân)) trong văn hóa Choang chính là hai thể hiện sinh
động và “thuần phác” của triết học âm dương và tam tài của người Việt xưa ở
Lĩnh Nam. Trong văn hóa Đông Sơn cũng từng có hình ảnh cóc ba chân (trống
Hữu Chung) [Kim Định 1999. Phạm Ngọc Liễn (1999) nghiên cứu những bản
khắc trên đá ở Sapa nhận diện thấy dấu hiệu của tam tài thiên – địa – nhân(45).
Theo Nam Việt Chí, kinh thành thời Hùng Vương có “9 vòng 9 dặm” v.v.. Có
thể từ nền tảng triết lý Âm dương và Tam tài, người Việt xưa đã phát triển
thành triết lý Ngũ hành để lý giải sự hình thành và tồn tại của vạn vật. Một thể
hiện khác của dòng văn hóa nhận thức theo dãy số lẻ có thể kể đến là phong
tục lễ tết Lĩnh Nam thiên hẳn về các ngày tháng số lẻ (Tết xuân 1 tháng giêng,
tết Lồng tồng 3 tháng ba, tết Đoan ngọ 5 tháng năm, tết Ngâu 7 tháng bảy
v.v..).
Đời sống văn hóa nông nghiệp lúa nước phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (chế
độ nước, thời tiết, lượng ánh sáng mặt trời), là điều kiện cần và đủ để người
Bách Việt xưa tiến hành quan sát thiên văn để cố gắng đưa sản phẩm nhận thức
ấy vào đời sống vật chất và tinh thần (tâm linh) của chính mình. Nhị thập bát tú
với vai trò lớn lao của chòm sao Thanh long gắn liền với các hiện tượng hai
mùa mưa-nắng ở Lĩnh Nam nói riêng, toàn cõi Bách Việt nói chung là một thí
dụ. Ngoài ra, tấm ván gỗ khắc hình chòm Bắc đẩu trong phong tục tang ma
xưa, chiếc rìu đá Bắc Sơn có niên đại 6000 năm trCN có khắc hình chòm sao
Vũ Tiên (Hercules) [Trần Ngọc Thêm 2001: 164-165] v.v., tất cả nói lên rằng
người Lĩnh Nam xưa đã từng đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nhận
thức về vũ trụ. Song, có lẽ do người Việt xưa mang tư duy tổng hợp, thiếu tính
rạch ròi nên chỉ dừng lại ở mức đại khái chứ chưa thật sự nâng thành hệ thống
hoàn chỉnh.