VĂN HÓA LÀ GÌ? - Trang 18

một tôn giáo uy hiếp mà biến thành một lý thuyết tự tin mạnh mẽ. Trong các
giáo đường bấy giờ xuất hiện những ảnh tượng hình dung con người mạnh
mẽ, xinh đẹp, cao ngạo, không khiếp sợ. Cái nhân bản chủ nghĩa về tôn giáo
ở thời trung cổ phát triển đến cực điểm trong thế kỷ 13, là một quan niệm
giải phóng tinh thần cho thoát những mối sợ hãi đối với vũ trụ và tự nhiên.
Sang thế kỷ thứ 14, 15, nó tiến-triển thành cái nhân-bản chủ-nghĩa thông tục
của thời đại Văn nghệ phục hưng là cái quan niệm giải phóng tinh thần cho
khỏi xiềng xích của giáo lý. Cái bối-cảnh xã-hội của những sự giải phóng
tinh thần ấy là những cuộc vận động giải phóng của giai-cấp thị dân, giai-
cấp tư sản mới nổi lên. Cuộc vận động chính trị của giai-cấp ấy thành công
sau những cuộc cách mệnh của nước Anh ở thế kỷ thứ 16 và của nước Pháp
ở thế kỷ 18. Suốt bốn thế kỷ đến bấy giờ là thời kỳ sáng-tạo mạnh mẽ của
cái văn-hóa tư sản đương nẩy nở, vì bấy giờ nó dùng làm lợi khí tranh đấu
cho một lớp người mới để giành lấy ưu thế trong xã-hội. Vả lại, sau giai-cấp
tư sản thì hết thảy quần chúng nông dân và công nhân, ở thôn quê và thành
thị, cũng đều mang một mối hy vọng giải thoát, cho nên văn-hóa tư sản bấy
giờ không chỉ đại biểu cho sự gắng sức của một số ít người giàu có, mà là
đại biểu cho sự gắng sức của toàn-thể dân chúng nữa.

Trong buổi đầu, sau khi giai-cấp tư sản chiếm thắng lợi, văn-hóa tư sản

cũng vẫn còn tính chất tiến thủ sáng-tạo. Chúng ta thấy những lý tưởng của
họ kết tinh thành các chế độ mới. Những điều kiện sinh sản mới, trật tự,
pháp-luật và chính-trị mới, những hình thức xã-hội mới, đều là biểu hiện cho
những nhu-yếu và yêu-cầu mới của cả loài người đối với hoàn cảnh xã-hội
bấy giờ.

Nhưng sau khi địa vị thống-trị của họ đã củng cố rồi, thì cái văn-hóa trẻ

trung mạnh mẽ của những kẻ đương ra sức tranh đấu, cái văn-hóa tiến thủ,
tích cực, hăng hái, say sưa bỗng trở thành cái văn-hóa tham tàn bạo ngược,
chỉ toan dành cả thế giới làm của riêng một số ít người, chỉ toan dùng những
phẩm vật thiên nhiên mà thỏa mãn dục vọng vô biên của kẻ mạnh, chỉ toan
dùng những lực lượng vũ trụ cấp cho để áp đảo đại đa số nghèo hèn. Từ đó
quan-niệm tự-do của văn-hóa tư sản chỉ là tự-do cạnh tranh và tự-do bóc lột,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.