VĂN HÓA LÀ GÌ? - Trang 23

WESTMINSTER mà Lê-Nin chỉ cho một người đồng chí trẻ tuổi người dắt
đi dạo thăm thành phố Luân-đôn. Song nếu chúng ta xét văn-hóa trong suốt
lịch-sử tiến-triển của nó thì chúng ta thấy ở dưới những hiện tượng văn-hóa
giai-cấp nổi rõ ra ngoài, lần lượt hiện một, ví như những suối nước lộ ra trên
mặt đất, thì ở dưới đất vẫn có cái mạch nước lưu chuyển ngấm ngầm là cái
hiện tượng văn-hóa chung của người kế tục vĩnh viễn. Theo Các-Mác (Karl
marx) viết trong tập BẢN THẢO VỀ KINH-TẾ-HỌC VÀ TRIẾT-HỌC
(Manuscrit d’économie et de philosophie, viết năm 1844, đến 1932 mới xuất
bản), thì từ khi xã-hội bắt đầu phân hóa, người ta bị sự phân công, tài-sản tư-
hữu và kinh-tế tiền tệ biến hóa thành một vật khác hẳn với bản tính nguyên
lai, người ta bị biến thành vật, bị phi-nhân-hóa ; nhưng trong bản tính, trong
thiên lương, người ta vẫn có những nhu-yếu và dục-vọng khiến họ không
chịu nổi cái tình trạng ấy. Khi họ giác ngộ được mối mâu thuẫn ấy thì họ nổi
lên phản kháng cái chế độ xã-hội đã quyết định cái thân phận làm vật của
họ, họ tự biến thành vai chủ động của lịch sử. Những cuộc phản kháng của
loài người để xoay lịch sử mà thoát ra tình trạng vật hóa tức là những cuộc
giai-cấp tranh đấu. Trong ý kiến của Các-Mác (Karl Marx) chúng ta nhận
thấy rằng mỗi cuộc giai-cấp tranh đấu đều là biểu hiện cái nhu-yếu và dục
vọng chung của người chứ không phải là riêng của một giai-cấp. Cho đến
ngày nay, cuộc tranh đấu của dân chúng nghèo khổ gồm cả các dân tộc bị áp
bức – đối với giai-cấp tư sản – cũng biểu hiện những nhu-yếu và dục-vọng
của toàn-thể dân chúng trong thế giới, của toàn-thể loài người, chứ không
phải là biểu hiện nhu-yếu và dục-vọng riêng của dân chúng nghèo khổ.
Chính cái quang vinh của cuộc giai-cấp tranh đấu là ở đó.

Ngày nay dân chúng nghèo khổ toàn thế giới là lớp người trực tiếp bị

vật-hóa – bị phi-nhân-hóa – theo lời của Các-Mác (Karl Marx) tức là trực
tiếp bị áp bách và bóc lột, cho nên chính họ có sứ mệnh đại biểu cho cái yêu
cầu giải thoát của nhân loại. Đối với văn-hóa tư sản, họ phải có những giá trị
văn-hóa tương đương để đối phó, song những giá trị văn-hóa của họ không
phải là chỉ nhằm vào quyền lợi trực tiếp của dân chúng nghèo khổ, mà chính
nhằm vào quyền lợi công-cộng của nhân loại, nghĩa là không những chỉ có
tính chất đặc biệt mà còn có tính chất đại đồng. Dân chúng nghèo khổ trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.