hoát-nhiên đại ngộ của Thích-Ca, sự tri thiên mệnh của Khổng-Khưu, sự
thiên khải của Gia-Tô, chỉ là sự giác ngộ do cảm thông với dân chúng mà
thành, chứ không phải là cảm thông với Trời, Đất, Thánh Thần gì cả. Các
thánh nhân ấy, cũng như các bậc thiên tài khác, chỉ là biểu hiện một cái gì
âm thầm trong thời đại, một mối hoài niệm tiềm tàng chung của dân chúng
đương thời. Trước khi được các bậc thánh nhân thiên tài hoặc là các nhà
giáo chủ, hoặc là các nhà tư tưởng, diễn thành hiện tượng tinh thần, thì
những giá trị văn-hóa bắt đầu là những mối phản ứng sinh hoạt của dân
chúng đã. Vậy thì thánh nhân thiên tài chỉ là kẻ phát ngôn trung thành của
thời đại mà thôi.
Đời xưa thì những bậc thánh nhân hay thiên tài thỉnh thoảng do trong
đại chúng mà thình lình xuất hiện, nhưng dần dần, với sự phân công một
ngày một tinh tế, người ta thấy xuất hiện những người chuyên môn hoạt
động bằng tinh thần mà ở Trung-quốc và nước ta thường gọi là kẻ sĩ, ở Tây
phương thường gọi là nhà trí-thức : nhà triết-học, khoa-học, văn-sĩ, thi-sĩ,
nghệ-sĩ, v.v… Vì văn-hóa vốn là những giá trị do tinh thần sáng-tạo ra nên
người ta cho rằng hạng người này là hạng chuyên môn hoạt động về văn-
hóa. Song, như chúng ta đã thấy, trong lịch sử, trải qua những cuộc giai-cấp
tranh đấu, người ta thấy văn-hóa thường nhuộm màu giai-cấp, cho nên
người ta lại cho rằng bọn trí-thức là đại biểu cho giai-cấp thống-trị để phát
triển những giá trị văn-hóa thống-trị. Thực ra, nếu phần đông trí-thức là
những lợi khí, hay nói cho đúng là những phát ngôn viên của giai-cấp thống-
trị, thì cũng có một số trí-thức, tuy là rất ít, không phải là tôi mọi cho bọn
thống-trị.
Nhưng tại sao lại có sự phân biệt ấy ? Phái trí-thức có thành một đoàn-
thể hay một giai-cấp riêng không ? Có mối quyền lợi hay quan hệ gì chung
ràng buộc họ với nhau không ? Các nhà trí-thức có một điều giống nhau là
họ đều làm việc bằng tinh thần, nhưng ngoài điều ấy thì họ bất tất phải là
toàn xuất thân tự một giai-cấp, cũng bất tất phải có quyền lợi giống nhau.
Nhưng chúng ta cũng phải nhận rằng một phần rất đông những người trí-
thức là do các giai-cấp hữu sản mà ra, người dân nghèo khổ, trừ thỉnh